08 PHƯƠNG PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN

8 phương pháp tạo động lực hiệu quả

Không có gì nghi ngờ khi động lực là nguồn sức mạnh to lớn dẫn đến sự thành công cho doanh nghiệp. Người quản lý cần hiểu rõ bản chất và lợi ích của việc tạo động lực đối với doanh nghiệp. Động lực làm việc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc của nhân viên mà còn tác động đến lợi nhuận và giá trị của doanh nghiệp. Do đó, các nhà lãnh đạo cần nắm chắc các phương pháp hiệu quả để đối mặt với sự thách thức của việc tạo và truyền động lực cho nhân viên của mình.

Khen ngợi, khuyến khích mọi nỗ lực của nhân viên

Đừng tiếc những lời khen!
Đừng tiếc những lời khen!

Người quản lý nên dành những lời khen ngợi cho nhân viên về hiệu quả làm việc tốt ngay cả khi họ chỉ mới làm được một nửa.  Kết quả một khảo sát của BNET cho thấy 17% nhân viên cảm thấy được trân trọng và có động lực hơn khi cấp trên công nhận. Bên cạnh đó, những chương trình và phần thưởng trao tặng cho nhân viên hàng tháng cũng là một cách thúc đẩy động lực làm việc. 

Tạo sự tin tưởng

Sự tin tưởng là điều quan trọng đối với cả nhân viên và người lãnh đạo. Niềm tin không những mang lại sự tự tin cho nhân viên, tạo động lực mạnh mẽ giúp họ hoàn thành công việc được giao, quan trọng hơn là còn có thể tạo ra tư tưởng chấp nhận rủi ro. Nếu người lãnh đạo không có niềm tin rằng nhân viên của mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, họ sẽ dễ dàng cảm thấy tự ái và chán nản trong công việc. Ngược lại, nếu nhân viên không tin tưởng người quản lý thì họ cũng không có động lực cống hiến tận tâm tài năng của mình. Vì thế, nhà lãnh đạo cần phải cho nhân viên cảm thấy được tin tưởng và trọng dụng, đồng thời người quản lý cũng cần chịu trách nhiệm với lời nói và hành động của mình.

Tạo môi trường làm việc năng động

Không gian làm việc cần thoải mái.
Không gian làm việc cần thoải mái.

Áp lực từ môi trường làm việc là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên căng thẳng và chán nản. Việc bố trí văn phòng với không gian thoải mái góp phần thúc đẩy tinh thần làm việc và kích thích sự sáng tạo. Ngoài ra, các nhà quản lý có thể tổ chức các hoạt động giải trí trong giờ làm việc để giúp nhân viên giảm bớt sự căng thẳng và tăng khả năng tập trung.

Đãi ngộ công bằng

Rất nhiều nhân viên quan tâm đến sự công bằng trong đãi ngộ của doanh nghiệp và điều này được thể hiện ở các chế độ lương thưởng. Nhân viên cần có một mức lương hợp lý, xứng đáng với năng lực và nỗ lực mà họ đã bỏ ra. Điều này khích lệ nhân viên xác định rõ mục tiêu trong công việc và tự mình thúc đẩy bản thân, có kế hoạch để đạt được những điều đã vạch ra.

“Game hoá” các công việc

"Game hoá" khiến công việc thú vị hơn.
“Game hoá” khiến công việc thú vị hơn.

Lồng ghép các yếu tố trò chơi giúp nhân viên hào hứng với việc đến nơi làm việc mỗi ngày, mặc dù nội dung công việc không thay đổi.

  • Tạo một to-do list mỗi ngày cho nhân viên và cùng nhau chinh phục nó
  • Tạo cuộc đua nhỏ để tạo động lực cho đội nhóm
  • Cùng đồng nghiệp “xử phạt” khi chậm deadline
  • Tổ chức các hoạt động 

Giúp nhân viên cân bằng cuộc sống và công việc

Các nhà quản lý thường chỉ quan tâm đến kết quả công việc mà bỏ qua không để ý đến tình trạng của nhân viên. Thực tế cho thấy, nhân viên không thể làm việc hiệu quả khi vừa đối mặt với các khó khăn trong cuộc sống vừa xoay sở với áp lực trong công việc. Các nhà lãnh đạo cần để tâm đến cảm xúc của nhân viên, lắng nghe và hỗ trợ nhân viên của mình để có thể làm việc trong trạng thái tốt nhất. Đồng thời, đảm bảo thời gian nghỉ trọn vẹn cho nhân trong một tuần, giảm tình trạng làm việc quá giờ vì lượng công việc lớn.

Đào tạo và Huấn luyện nhân viên

Để thực hiện phương pháp này, các nhà quản lý có thể tổ chức đào tạo hoặc huấn luyện nhân sự thường xuyên nhằm nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Với những kỹ năng được đào tạo tốt hơn, nhân viên sẽ muốn gắn bó, cố gắng hơn tại nơi làm việc luôn luôn hỗ trợ họ phát triển và khai phá bản thân.

Ủy thác và phân quyền

Khuyến khích các cá nhân trong công ty không ngừng sáng tạo, phát triển tư duy, làm việc độc lập là động cơ thúc đẩy họ. Các nhà quản lý nên tạo điều kiện cho nhân viên của mình tự đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm về phạm vi quyền hạn đã được trao. Khi được phân quyền, nhân viên sẽ có cơ hội phát huy tài năng, ý thức được trách nhiệm của mình và từ đó cống hiến hết khả năng cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp là gì?

Tags :

Share this :

Facebook
Twitter
LinkedIn

Bài viết liên quan

Picture of Phan Hũu Lộc
Phan Hũu Lộc

Trainer

Xin chào, tôi là Trainer Phan Hữu Lộc – Chuyên gia đào tạo quản lý hàng đầu Việt Nam. Tôi là tác giả của Train The Trainer 3+, UMM, Coaching Skills For Manager,…

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý, tôi cam kết cùng các doanh nghiệp xây dựng chiến lược vững chắc và bền vững.

Bài viết mới nhất

MỤC LỤC