Ngày 11, 12, 13/10 vừa qua, tôi – Phan Hữu Lộc rất vinh dự khi có cơ hội đồng hành cùng 15 anh chị học viên tại Hà Nội trong khóa đào tạo Train The Trainer 3+. Tại đây, chúng tôi đã cùng nhau học cách thiết kế nội dung bài giảng sao cho hiệu quả. Và để làm điều đó, có 04 công cụ cực kỳ hữu ích mà tôi muốn nhắc lại để giúp các bạn thiết kế chương trình đào tạo dễ dàng hơn.
Hãy cùng đi sâu vào từng công cụ để hiểu rõ cách áp dụng nhé!
Nội dung bài viết:
ToggleOutline – Đề cương khóa đào tạo
Outline đóng vai trò là bản phác thảo tổng thể cho toàn bộ khóa học, giúp hình dung được toàn bộ nội dung cấu trúc bài giảng. Outline giúp sắp xếp và hệ thống các nội dung một cách hợp lý, từ các mục lớn cho đến những chi tiết nhỏ. Khi có một Outline rõ ràng, ta sẽ biết được nội dung nào cần tập trung nhiều thời gian hơn và đâu là phần chỉ cần lướt qua. Nhờ vào đó, sẽ không bị lạc hướng và biết cách dẫn dắt buổi học đi đúng trọng tâm.
Cách ứng dụng: Trước khi bắt đầu soạn bài giảng, hãy lên một Outline với các phần chính như: Mục tiêu học tập, nội dung từng phần và hoạt động tương tác cho mỗi phần. Điều này giúp khóa học có mạch nội dung nhất quán, dễ theo dõi từ đầu đến cuối.
Lesson plan (Kế hoạch bài giảng)
Sau khi có outline rõ ràng, chúng ta sẽ dựa vào đó để xây dựng Lesson plan chi tiết. Lesson Plan chính là tấm bản đồ chỉ đường cho buổi giảng dạy, giống như một kịch bản chi tiết ghi rõ từng hoạt động, thời gian, công cụ cần sử dụng và mục tiêu của mỗi phần. Nhờ kế hoạch này, anh chị sẽ luôn biết mình đang ở đâu trong quá trình giảng, tránh tình trạng nói lan man hoặc thiếu thời gian cho các nội dung quan trọng.
Trong bảng kế hoạch này, anh chị cần xác định rõ hoạt động nào sẽ diễn ra vào thời gian nào và mục tiêu mong muốn đạt được cho từng phần là gì. Một kế hoạch chi tiết không chỉ giúp kiểm soát tốt thời gian và nội dung, mà còn đảm bảo mọi hoạt động diễn ra mượt mà. Hãy nhớ rằng kế hoạch càng chi tiết, thì anh chị càng dễ dàng điều phối và ứng biến linh hoạt trong buổi học.
Cách ứng dụng: Một Lesson plan tốt nên chia rõ thời gian cho từng phần – ví dụ: 10 phút giới thiệu, 30 phút bài giảng chính, 10 phút thảo luận, và 5 phút kết thúc. Đừng quên dự trù thời gian cho tương tác hoặc giải đáp câu hỏi của học viên, để đảm bảo không phần nào bị bỏ qua.
Slide
PowerPoint là người bạn đắc lực hỗ trợ anh chị trình bày nội dung bài giảng mượt mà. Một slide tốt không cần quá nhiều chữ, hãy nhớ ít chữ, nhiều hình, và một thông điệp rõ ràng cho từng slide. Không cần quá màu mè, nhưng mỗi trang phải hỗ trợ ý mình đang nói. Tôi lưu ý với các anh chị rằng: “Slide chỉ hỗ trợ truyền tải nội dung, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào chúng vì khi đó sẽ dễ rơi vào bẫy đọc slide”.
Cách ứng dụng: Với mỗi phần nội dung, chỉ nên chọn từ khóa chính hoặc hình ảnh ấn tượng để trình bày lên slide. Anh chị cũng có thể sử dụng biểu đồ hoặc sơ đồ để minh họa quy trình, thay vì trình bày quá nhiều chữ. Điều này sẽ giúp học viên tập trung vào lời giảng của anh chị hơn thay vì chỉ đọc slide. Tham khảo các tiêu chuẩn thiết kế slide hiệu quả từ VMP.
Checklist
Sau khi đã chuẩn bị Outline, Lesson plan hay Slide bài giảng thì Checklist là công cụ cuối đảm bảo mọi khâu đều được chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng. Checklist là công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong thiết kế chương trình đào tạo, giúp đảm bảo không bỏ sót chi tiết quan trọng trước, trong và sau buổi học. Chỉ cần nhìn vào Checklist, anh chị sẽ biết mình đã chuẩn bị đủ tài liệu và thiết bị hay chưa, từ đó vững tâm lý và tự tin hơn. Ngoài ra, Checklist còn hỗ trợ quản lý thời gian hiệu quả, cho phép nhanh chóng kiểm tra các hạng mục đã hoàn thành.
Cách ứng dụng: Trước khi bắt đầu, anh chị chỉ cần rà soát Checklist để chắc chắn đã chuẩn bị đủ tài liệu, thiết bị hỗ trợ và phòng học sẵn sàng. Trong buổi học, theo dõi tiến độ, tránh lan man và đảm bảo truyền tải đủ nội dung. Sau đó, xem Checklist để thu dọn đồ đạc và ghi chú những gì cần cải thiện cho lần sau. Nhờ vậy, mọi thứ diễn ra gọn gàng, đúng kế hoạch và anh chị sẽ tự tin hơn rất nhiều.
Kết hợp chặt chẽ giữa các công cụ trên sẽ giúp anh chị kiểm soát tốt toàn bộ quá trình giảng dạy. Với Outline phác thảo khung nội dung tổng thể, Lesson plan giúp chi tiết hóa từng hoạt động dựa trên khung nội dung, Slide sẽ hỗ trợ truyền tải thông tin rõ ràng và Checklist đảm bảo không bỏ sót bất kỳ chi tiết quan trọng nào. Khi các công cụ này được sử dụng đúng cách, buổi học sẽ diễn ra suôn sẻ, đúng trọng tâm và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho học viên.
Tạm kết về 04 công cụ hỗ trợ thiết kế chương trình đào tạo
Qua những chia sẻ ở trên về 04 công cụ đắc lực hỗ trợ thiết kế chương trình đào tạo. Tôi tin rằng các anh chị đã trang bị thêm cho mình những kiến thức, công cụ, phương pháp hữu ích để thiết kế chương trình đào tạo tối ưu, nâng cao kỹ năng dẫn giảng và làm chủ sân khấu đầy cảm hứng.
Cảm ơn các anh chị đã đồng hành cùng tôi trong Train The Trainer 3+ tại Hà Nội lần này! Hy vọng những kiến thức và trải nghiệm mà chúng ta đã chia sẻ sẽ trở thành nền tảng vững chắc để giúp các anh chị thành công thiết kế chương trình đào tạo, dẫn giảng và dẫn dắt đội ngũ hiệu quả hơn trong tương lai.