Gen Z (thế hệ sinh sau đầu thế kỷ 21) có những đặc điểm và hành vi rất khác biệt so với các thế hệ trước đó, gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý và tương tác với họ. Hôm nay, VMP gửi đến 5 tips để giúp bạn quản lý đội ngũ gen Z này một cách hiệu quả.
Nội dung bài viết:
Toggle1/ Lắng nghe mong muốn và thiết lập lộ trình thăng tiến
Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến tỷ lệ gen Z hay nhảy việc là vì họ không tìm được tiếng nói chung với doanh nghiệp và quản lý trực tiếp. Cụ thể là: quản lý không truyền tải được mục tiêu làm việc, cứng nhắc trong việc quản lý, và đặc biệt là không có định hướng cho tương lai.
Bí quyết quản lý đội ngũ gen Z: ngồi xuống và lắng nghe tích cực, suy nghĩ của họ để 2 bên hiểu nhau hơn; nói cho họ biết những lợi ích có thể nhận được trong tương lai; vạch trước một lộ trình thăng tiến lý tưởng để họ yên tâm làm việc; đưa ra lời khuyên và giúp đỡ họ trong việc thực hiện lộ trình thăng tiến.
2/ Linh hoạt trong phương pháp quản lý đội ngũ gen Z
Đội ngũ gen Z rất tham vọng và việc theo một khuôn khổ nhất định sẽ khiến họ không thoải mái dẫn đến tình trạng chậm trễ công việc. Khi nhà quản lý không linh hoạt, chỉ áp dụng một phương pháp cho một đội nhóm gồm nhiều tính cách khác nhau thì sẽ gặp trường hợp người hiểu người không.
Để quản lý đội ngũ gen Z hiệu quả, chúng ta cần áp dụng mô hình tâm lý hình học. Nhà quản lý nên áp dụng một phương pháp riêng cho mỗi tính cách khác nhau để có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Cần phải thấu hiểu tính cách của họ để giúp quản lý dễ dàng hơn.
3/ Kiến tạo cơ hội và thách thức
Thế hệ gen Z rất hay “nhảy việc” vì họ luôn cảm thấy buồn chán khi phải làm một công việc trong thời gian dài mà không có nhiều thay đổi. Họ cảm nhận được trong khoảng thời gian ấy chỉ là một vòng tròn lặp đi lặp lại và muốn tìm những công việc mới.
Nhà quản lý nên tìm những thử thách mới trong công việc, tìm ra cách để vượt qua sự chán nản, thỏa sức sáng tạo và khích lệ tinh thần để có thể quản lý đội ngũ gen Z hiệu quả. Ngồi lại họp với nhau để biết được mục tiêu mới của nhân viên có thể làm được. Từ đó tạo cơ hội để họ được phát triển bản thân và làm việc vui vẻ, hài lòng khi đạt được điều mong muốn.
4/ Hợp tác và giao tiếp trong nhóm
Theo số liệu thống kê, con người chỉ tiếp thu 5% từ việc nghe. Ngôn ngữ thế hệ gen Z thường sử dụng các từ viết tắt và từ lóng để giao tiếp khiến người nghe khó hiểu và gặp khó khăn khi truyền đạt thông điệp. Việc giao tiếp không hiệu quả sẽ dẫn đến công việc không thể hoàn thành và gây tổn thất cho công ty.
Khi bạn sử dụng ngôn ngữ ngoài việc dễ hiểu và trực quan, cần phải kết hợp với cử chỉ tay, hành động phù hợp với nội dung đang được trình bày giúp thu hút nhân viên chú ý và lắng nghe rõ ràng hơn. Vì theo tháp mức độ tiếp thu – não bộ con người có thể tiếp thu đến 30% nội dung đã được nghe từ việc quan sát cách minh họa của người phát ngôn.
5/ Nắm bắt công nghệ mới
Nếu không nắm bắt và tận dụng tốt công nghệ, nhà quản lý sẽ không kiểm soát được thời gian, nội dung việc làm của nhân viên khiến công việc bị đình trệ. Việc quản lý sẽ không rõ ràng và minh bạch nếu bạn không tận dụng tối ưu các công cụ hỗ trợ
Khi bạn nắm bắt và tận dụng tốt các công cụ hỗ trợ sẽ giúp quản lý đội ngũ gen Z hiệu quả về thời gian, kiểm soát được nhân viên đang làm những công việc gì. Tạo một không gian chung giữa bạn và nhân viên như website Trello giúp nhà quản lý kiểm soát được nhân viên đang làm gì, nội dung cần làm và thời gian cần phải hoàn thành.
Tạm kết 5 Bí quyết quản lý đội ngũ gen Z
Trên đây là 5 tips quản lý đội ngũ gen Z. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này sẽ giúp các bạn có những kỹ năng thấu hiểu để lãnh đạo và phát triển đội ngũ tài năng thời đại mới này.