Thời gian trong một ngày của chúng ta đều chỉ có 24H, được phân bổ ra một cách phù hợp để cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc. Thế nhưng có những người đảm nhiệm vị trí như quản lý, lãnh đạo phải tiêu tốn từ 12 – 16 tiếng mỗi ngày để giải quyết công việc. Khi dành quá nhiều thời gian như thế, vô hình chung khiến cuộc sống cá nhân của người quản lý bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Ngoài ra, quản lý tự giải quyết công việc góp phần khiến đội ngũ bị thui chột tài năng, mất đi động lực làm việc. Ôm đồm công việc và mất thời gian xử lý khiến tinh thần, sức khỏe quản lý cũng như đội ngũ đi xuống.
Nhân viên làm sai, quản lý tự giải quyết
Anh A: “Chiều nay, hai anh em mình làm vài ly”.
Anh B: “Dạ, em bận quá. Anh cho em hẹn hôm khác”.
Anh A: “Cậu từ từ làm, mới đảm nhiệm chức này thôi mà”.
Anh B: “Dạ, nó không phải vấn đề, anh nhìn xem này, nhân viên của em không biết thực hiện công việc, kế hoạch thì thiếu sót trên dưới, báo cáo mà viết như cho có, hẹn deadline hôm qua nay mới giao. Hỏi xem có bực không”.
Anh A: “Cậu thôi nóng giận, chuyện gì cũng có cách giải quyết”.
Anh B: “Em mệt với đội này quá”.
Anh B: “Dạ, Em xin phép đi trước. Em phải về làm lại mấy cái này, mai còn trình diện sếp tổng”.
(Anh A và B là những người chức vụ quản lý cùng làm trong doanh nghiệp)
Chắc chắc, đối với ai đang làm vị trí quản lý sẽ không khó để nhận ra cuộc đối thoại trên. Mỗi lần gặp gỡ nhau, các nhà quản lý thường xuyên than phiền nhân viên không biết cách làm hay thực hiện hoài một việc mà không xong. Và quản lý phải tự ôm hết tất cả việc và giải quyết.
Trong giai đoạn đầu, người chập chững bước vào vị trí làm cấp trên thường hay xảy ra vòng lặp: Đưa công việc cho nhân viên, Nhân viên làm sai, Quản lý tự giải quyết lỗi sai. Bạn nghĩ mình có thể xử lý tất cả mọi thứ. Thế nhưng trong thời gian dài công việc và trách nhiệm đè nặng lên đôi vai quản lý, bạn trở nên căng thẳng, hoảng loạng và cuối cùng sụp đổ. Đồng thời, đội ngũ cũng không được học hỏi và phát triển được các kỹ năng để có thể làm tốt công việc hơn.
Huấn luyện nhân viên
Khi nhân viên sai sót, bạn không thể bỏ mặc họ, thay vào đó hãy tiến tới góp ý, chỉ dẫn những điểm còn thừa, thiếu trong quá trình thực hiện công việc. Sau khi chỉ dẫn, nhân viên thực hiện lại những điều vừa mới được hướng dẫn. Nhân viên thực hiện với sự giám sát và phản hồi của bạn, khi tới những bước cần lưu ý, quản lý nêu ra, nhấn mạnh kỹ càng. Sau khi nhân viên hoàn thành, bạn cần cho họ vận dụng vào trong công việc bằng cách giao cho họ những nhiệm vụ căn bản. Tất nhiên, khi nhân viên thực hiện công việc, bạn cần có sự giám sát và đưa ra khoảng thời gian để báo cáo tiến độ. Tiếp theo, nhân viên hoàn thành và thành thạo những công việc căn bản, quản lý nên đưa ra những nhiệm vụ có mức độ tăng dần. Hoàn thành những công việc mức độ tăng dần sẽ giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Khi nhân viên đã “cứng cáp” trong công việc, bạn nên trao quyền cho họ. Thực hiện việc trao quyền chứng minh bạn đã thể hiện sự tin tưởng đến cấp dưới. Nhân viên cũng vì thế sẽ tin tưởng, quý trong và sẵn lòng cống hiến cho bạn. Từ đó, bạn sẽ chú tâm giải quyết những công việc của mình và đội ngũ ngày càng tài giỏi, chủ động làm việc hơn nữa.
Để có thể thực hiện những điều trên, bạn buộc phải nằm lòng cách vận dụng những phương pháp, mô hình huấn luyên nhân viên. Tất cả sẽ giải đáp tại khóa Đào tạo Coaching and Feedback Skills – Kỹ năng Huấn luyện và Phản hồi hiệu quả do Học viện VMP tổ chức.
Coaching & Feedback Skills do VMP Academy nghiên cứu và xây dựng nhằm giúp cho nhà quản lý có thể thực hiện công cuộc huấn luyện nhân viên một cách hiệu quả
Xem thêm nhiều thông tin hữu ích Coaching & Feedback Skills tại: http://www.kynanghuanluyen.com