Tổng Giám đốc WHO (World Health Organization) – Ông Ghebreyesus có 01 phát biểu rất ấn tượng:
“Kẻ thù lớn nhất mà chúng ta đang đối mặt không phải là Corona – mà là 01 xã hội đầy rẫy Sự kỳ thị – Sự nghi ngờ – Sự đề phòng lẫn nhau.”
Dù nền kinh tế đang gặp vấn đề lớn đến mức nào dưới thời kỳ dịch bênh lây lan, chúng ta cũng cần đoàn kết để vượt qua “đại nạn” này. Và nhiệm vụ của Team Sales là “kích cầu” nền kinh tế khi mọi thứ có dấu hiệu ổn định trở lại. Với tư cách là người Phụ trách Đào tạo, chúng ta cần chịu trách nhiệm trong việc xây dựng 01 Team Sales có chất lượng về số lượng lẫn chất lượng. Sau đây là 10 Tuyệt chiêu giúp bạn thực hiện việc này:
Nội dung bài viết:
Toggle1/ Áp dụng Field Coaching cho Nhân viên Sales mới
Huấn luyện trong thực tế (Field Coaching) là chìa khóa để gia tăng hiệu suất công việc của Team Sales. Field Coaching hỗ trợ gia tăng ROI và giúp Team Sales có những kinh nghiệm thực tế. Theo một báo cáo từ Brainshark, khi Training được hỗ trợ bởi Field Coaching, các công ty tăng ROI gấp 04 lần so với chỉ tổ chức Đào tạo.
Hãy sắp xếp Nhân viên Sales mới làm việc chung với các đồng nghiệp có kinh nghiệm. Nhưng, bạn cần lưu ý, Nhân viên mới cũng có điểm mạnh là khả năng sáng tạo rất cao. Họ sở hữu hệ thống Insight hoàn toàn mới và có thể sẽ giúp Doanh nghiệp tạo sự đột phá. Trong lúc ghi nhận ý kiến của Nhân viên mới, bạn hãy thu âm lại để cả Team cùng phản hồi.
Theo một báo cáo từ Brainshark, khi Training được hỗ trợ bởi Field Coaching, các công ty tăng ROI gấp 04 lần so với chỉ tổ chức Đào tạo.
2/ Sử dụng Case Study để hành động hiệu quả
Các lý thuyết và bài mô phỏng không thể hoạt động hiệu quả cao trong Sales Training. Bạn cần cung cấp câu chuyện thành công “có thật” để giúp Team Sales lấy cảm hứng tiếp thu. Hãy chọn câu chuyện thực tế hoặc Case Study để nêu ra những gì giúp tăng tính hiệu quả. Phân tích quy trình Sales từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc của từng Case Study là rất cần thiết. Sau đó, việc thảo luận, tìm ra hình mẫu trong tương lai cần được triển khai. Cuối cùng, hãy giúp họ sử dụng Case Study đó để tạo ra quy trình các bước có thể áp dụng ngay vào công việc thực tế.
Bạn cần cung cấp câu chuyện thành công “có thật” để giúp Team Sales lấy cảm hứng tiếp thu.
3/ Duy trì động lực cho Nhân viên giỏi
Một khi nền kinh tế trở nên thịnh vượng, sẽ rất khó để bạn có thể tuyển và giữ chân người phù hợp. Nhân viên ở thời đại hiện nay cần nhiều thứ hơn là khung lương thưởng tiêu chuẩn. Vì vậy, bạn hãy tạo thêm động lực cho những Nhân viên giỏi bằng cách áp dụng các gói ưu đãi gia tăng. Nếu không, động lực của những người giỏi sẽ nhanh chóng giảm xuống. Mục đích cuối cùng là giữ chân người giỏi và giúp họ ổn định năng suất làm việc.
Nhân viên ở thời đại hiện nay cần nhiều thứ hơn là khung lương thưởng tiêu chuẩn.
4/ Tổ chức họp 1-1 định kỳ với Nhân viên
Các khóa Đào tạo không nên chỉ dừng lại ở việc tổ chức 01 lần. Bạn cần tổ chức các cuộc họp 1-1 với Nhân viên định kỳ để xác định vấn đề còn tồn đọng hoặc mới phát sinh. Từ đó, bạn cần thực thi kế hoạch đào tạo mới trong tương lai. Quan trọng hơn hết, bạn muốn khám phá ra Insight của Nhân viên và khiến họ “bấm nút hành động”.
Bạn cần tổ chức các cuộc họp 1-1 với Nhân viên định kỳ để xác định vấn đề còn tồn đọng hoặc mới phát sinh.
5/ Liên kết Team Sales với các phòng ban khác
Bạn nên tạo ra môi trường giao tiếp và hợp tác của Team Sales với các phòng ban khác. Điều này đặc biệt hữu ích khi giúp Nhân viên hiểu được các vấn đề liên quan như quy trình chăm sóc và Insight khách hàng hoặc kiến thức về việc phát triển sản phẩm. Khi liên kết các phòng ban với nhau, hãy tạo ra 01 mục đích duy nhất để quá trình được thông suốt. Ví dụ, mọi hoạt động trao đổi đều phải liên quan đến gia tăng tỷ lệ hài lòng của khách hàng.
Khi liên kết các phòng ban với nhau, hãy tạo ra 01 mục đích duy nhất để quá trình được thông suốt.
6/ Sắp xếp 02 giờ hàng tháng mời Chuyên gia về chia sẻ
Hãy quan sát những Chuyên gia Sales trong ngành công nghiệp có kỹ năng lãnh đạo và hùng biện bẩm sinh. Bạn hãy chọn vài người xuất sắc đến Doanh nghiệp để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho Team Sales. Khi Team Sales của bạn học từ những người xuất sắc nhất, sự “bắt chước” sẽ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Cụ thể hơn, bạn hãy sắp xếp 02 giờ định kỳ hàng tháng cho việc này. Hãy chọn Giảng viên là những người thành công trong ngành Sales. Hoặc chuyên gia trong việc chốt các “phi vụ” phức tạp để nói về những kỹ thuật hiệu quả.
Hãy quan sát những Chuyên gia Sales trong ngành công nghiệp có kỹ năng lãnh đạo và hùng biện bẩm sinh.
7/ Áp dụng thử nghiệm MicroTraining
Khi các chương trình Đào tạo nhiều ngày có dấu hiệu không hiệu quả, MicroTraining cần được đưa vào thử nghiệm. Nếu bạn quyết định vận hành các chương trình MicroTraining vào Team Sales thì cần chia nhỏ thành những bài 3-7 phút. Việc này sẽ cải thiện khả năng ghi nhớ và gia tăng 50% sự tập trung.
Một khi đã thử nghiệm thành công, hãy đảm bảo MicroTraining là một quá trình dài hạn. Các hình thức có thể tham khảo là: Video, Webinar, Sales Call. Bạn có thể tạo thêm 01 thư viện trực tuyến để hỗ trợ việc tự học cho Team Sales.
Các hình thức có thể tham khảo là: Video, Webinar, Sales Call.
8/ Phát triển điểm mạnh của từng Nhân viên
Không có một kỹ năng cố định nào phù hợp cho tất cả Nhân viên. Trong thực tế, từng Nhân viên có những thế mạnh khác nhau. Hãy xác định điều đó và hỗ trợ họ biến chúng thành lợi thế cá nhân. Nhưng những điểm yếu của từng Nhân viên cũng cần được cải thiện trong dài hạn.
Không có một kỹ năng cố định nào phù hợp cho tất cả Nhân viên.
9/ Phân bổ Mentor cho Sales Team
Phân bổ Mentor cho Sales Team sẽ giúp cải thiện tỷ lệ gắn bó của Nhân viên. Nếu có Mentor, Thế hệ Thiên niên kỷ (Millennials) có xu hướng gắn bó với Doanh nghiệp trong hơn 05 năm có tỷ lệ là 68%. Ngược lại, tỷ lệ này là 32%.
Ngày nay, Mentor không nhất thiết là chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực liên quan. Mà chỉ cần 01 mảng cụ thể, ví dụ như Mạng xã hội là đủ để thực hiện 01 chương trình Mentorship hiệu quả.
Nếu có Mentor, Thế hệ Thiên niên kỷ (Millennials) có xu hướng gắn bó với Doanh nghiệp trong hơn 05 năm có tỷ lệ là 68%. Ngược lại, tỷ lệ này là 32%.
10/ Đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng
Theo một khảo sát của Zenger/Folkman, các Managers đều cho rằng việc đưa ra phản hồi tiêu cực gây hiệu ứng căng thẳng. Và 20% trong số đó né tránh việc phản hồi. Để gia tăng tính hiệu quả, Manager cần đối diện với sự thật rằng: phản hồi là 01 nhiệm vụ không thể né tránh. Và để hiệu quả hơn, Manager cần phản hồi theo tính chất xây dựng nhằm cải thiện quy trình làm việc của Sales Team.
Để gia tăng tính hiệu quả, Manager cần đối diện với sự thật rằng: phản hồi là 01 nhiệm vụ không thể né tránh.
Nếu tận dụng tốt 10 Tuyệt chiêu phía trên linh hoạt, Team Sales của bạn sẽ được phát triển một cách bền vững với tốc độ nhanh. Khi chất lượng và tốc độ phát triển đã được đảm bảo, các thành phần khác chỉ còn là yếu tố thời gian, nếu không có bất kỳ rủi ro bất khả kháng nào xảy ra trong tương lai.
Nguồn: Nhiều nguồn tham khảo kết hợp kinh nghiệm thực tế.
Đọc thêm tại: trainthetrainer.vn