04 phương pháp quản lý nhân viên dành riêng cho De Heus

Là một nhà lãnh đạo, bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp quản lý nhân viên? Nhân viên không được hỗ trợ cũng như chỉ dẫn khiến họ bị lạc lõng và mất mục tiêu làm việc. Ở bài viết này, hãy cùng VMP Academy tìm hiểu về mô hình COMO và 4 phương pháp quản lý nhân viên, giúp bạn giải quyết vấn đề đang mắc phải nhé!

Đây cũng là nội dung mà Trainer Phan Hữu Lộc chia sẻ cùng các quản lý tại khóa đào tạo quản lý UMM dành riêng cho De Heus, diễn ra ngày 18, 19.04.2023.

Mô hình COMO là gì?

Mô hình COMO hay được gọi là Competencies Motivation, là một học phần trong khóa học UMM, được tạo ra bởi Trainer Phan Hữu Lộc, dùng để phân loại các nhóm nhân viên, lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp và điều chỉnh lối giao tiếp. 

Đến nay đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình này và đã thành công như NTPM, KingMaker,… Ưu điểm của mô hình này giúp phân biệt được cụ thể các nhóm nhân viên với mức độ động lực, năng lực. Nhược điểm là một số nhà quản lý sẽ không thể hiểu nếu không được giảng dạy đúng cách. Cụ thể, mô hình này được chia thành 4 nhóm cơ bản, cùng tìm hiểu tại phần tiếp theo của bài viết nhé

Nhóm 1: nhân viên có năng lực và động lực thấp

Nhóm nhân viên này không có động lực cũng như năng lực để hoàn thành công việc. Họ mông lung trong khi thực hiện nhiệm vụ và điều đó gây ảnh hưởng đến tiến trình làm việc của công ty.

Nhà quản lý nhân viên không cần đầu tư quá nhiều thời gian và công sức để đào tạo, hãy chỉ đạo họ làm từng công việc cụ thể, dễ thực hiện. Đặt mục tiêu  để xem xét phấn đấu cũng như định hướng lại việc họ có thể làm.

Nhóm 2: nhân viên có năng lực thấp nhưng động lực cao

Đây là nhóm nhân viên hào hứng muốn được làm việc và luôn có tinh thần nỗ lực. Nhưng, điểm yếu của họ là không đủ năng lực chuyên môn để hoàn thành. 

Phương pháp quản lý áp dụng là chỉ dẫn (hoặc coaching 1-1) trên công việc để họ phát triển kỹ năng, nâng cao chuyên môn. Đánh giá tích cực đối với những việc nhân viên không làm được hoặc kém hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy họ để đạt được việc mong muốn.

Nhóm 3: nhân viên có năng lực cao nhưng động lực thấp

Trong công ty thì nhóm người này thuộc dạng người làm việc “lâu năm” và chỉ muốn có một công việc cũng như mức lương ổn định. Có năng lực nhưng không chia sẻ mong muốn, làm cho nhà quản lý không thể biết được vấn đề của họ và đòi hỏi cần phải có sự nhạy bén của lãnh đạo trong việc nhận ra.

Vai trò của quản lý là hỗ trợ đúng lúc khi nhân viên gặp khó khăn trong công việc, để họ có cảm giác được cấp trên quan tâm. Việc xuất hiện kịp thời giúp nhân viên nâng cao động lực và chuyển mình sang dạng nhân viên có cả năng lực và động lực…..

Nhóm 4: nhân viên có năng lực và động lực cao

Nhóm nhân viên này được xem là nhân tài, một nguồn lực quý giá của công ty khi họ có cả năng lực giỏi và động lực cao, luôn muốn được làm việc và cống hiến nhiều hơn.

Nhà quản lý nhân viên có thể tạo thêm động lực cho nhóm này bằng cách ủy quyền và tạo không gian sáng tạo cho họ. Giá trị nhóm nhân viên này đạt được khi huấn luyện ở một mức độ cao hơn sẽ giúp họ thăng tiến trong công việc và lên vị trí tốt hơn.

Tạm kết

4 phương pháp trên đây sẽ giúp các nhà lãnh đạo quản lý nhân viên phù hợp theo từng nhóm khác nhau. Đây là một phần nội dung được chia sẻ tại khóa ME2 ngày 18, 19/04/2023 dành riêng cho De Heus.

De Heus là công ty sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi bao gồm thức ăn hỗn hợp, cô đặc và đặc biệt và được thành lập ở Việt Nam năm 2008. VMP hân hạnh đồng hành De Heus và mong anh chị áp dụng thành công.

 

Tags :

Share this :

Facebook
Twitter
LinkedIn

Bài viết liên quan

Picture of Phan Hũu Lộc
Phan Hũu Lộc

Trainer

Xin chào, tôi là Trainer Phan Hữu Lộc – Chuyên gia đào tạo quản lý hàng đầu Việt Nam. Tôi là tác giả của Train The Trainer 3+, UMM, Coaching Skills For Manager,…

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý, tôi cam kết cùng các doanh nghiệp xây dựng chiến lược vững chắc và bền vững.

Bài viết mới nhất

MỤC LỤC