05 cách giúp quản lý xây dựng môi trường làm việc tích cực

Môi trường làm việc tích cực là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của các công ty cũng như doanh nghiệp. Nhưng không phải nhà quản lý nào, cũng có thể xây dựng một môi trường hoàn hảo cho nhân viên của mình. Dưới đây là 5 cách giúp các nhà quản lý xây dựng môi trường làm việc tích cực hiệu quả.

1. Thúc đẩy sự đoàn kết của nhân viên

Nhân viên mỗi người một cá tính, nếu không thể hòa hợp sẽ ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của công ty. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên mâu thuẫn nội bộ. Vậy, với vai trò là một nhà quản lý, bạn cần làm cầu nối để xây dựng nên tinh thần đoàn kết của đội nhóm.

Theo khảo sát của công ty tư vấn Mercer vào năm 2020, 83% những nhân viên hài lòng về môi trường làm việc và sự đoàn kết tại công ty sẽ giữ lại việc làm của họ trong tương lai. Các nhà quản lý có thể áp dụng các hoạt động tập thể đơn giản nhưng hiệu quả giúp xây dựng đội ngũ gắn kết.

2. Xây dựng và truyền tải mục tiêu chung của đội nhóm

Theo khảo sát của công ty Deloitte, 92% các nhân viên cho rằng, nếu họ hiểu rõ được mục tiêu chung của nhóm và cách thức đóng góp của mình vào vấn đề đó, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn.

Để xây dựng một môi trường làm việc tích cực, công việc cần được truyền tải rõ ràng để đội nhóm hiểu rõ nhiệm vụ của từng người và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời, đạt được sự đồng thuận và tập trung của các thành viên giúp nâng cao khả năng đoàn kết và làm việc nhóm. 

3. Khuyến khích sự sáng tạo

Nhân viên không có sự sáng tạo và phát triển ý tưởng là một vấn đề thường gặp trong các tổ chức và doanh nghiệp. Một số vấn đề: ý tưởng lặp đi lặp lại và không có sự đổi mới; không thể cạnh tranh với những nhân viên có sáng tạo; thiếu động lực sáng tạo đối với nhân viên làm việc lâu năm vì chỉ muốn một công việc ổn định.

Để giải quyết vấn đề này, các tổ chức và doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều giải pháp, bao gồm cung cấp các khóa học đào tạo, đánh giá hiệu suất của nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động tạo ý tưởng và đổi mới.

4. Ghi nhận và đánh giá thành tích của nhân viên

Theo khảo sát của công ty tư vấn thương hiệu Employer Brand vào năm 2019, 87% các nhân viên cho rằng việc đánh giá thành tích của họ, sẽ giúp nâng cao khả năng phát triển sự nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của công ty.

Các nhà quản lý có thể áp dụng phương pháp gia tăng động lực, phương pháp phản hồi để giúp nhân viên có thêm động lực để hoàn thành công việc được giao và góp phần xây dựng môi trường làm việc tích cực.

5. Xây dựng văn hóa học tập doanh nghiệp

Các nhà quản lý cần khuyến khích nhân viên chủ động tìm tòi phương án giải quyết công việc và có thói quen chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. 

Để xây dựng môi trường làm việc tích cực, các nhà quản lý cần tổ chức các buổi chia sẻ, các cuộc họp thường kỳ hay các buổi trao đổi kiến thức giúp cho nhân viên học hỏi và trao đổi kiến thức với nhau. Khuyến khích Brainstorming để nâng cao sự sáng tạo cũng như phát triển bản thân.

Tạm kết

VIệc xây dựng một môi trường làm việc tích cực là yếu tố quan trọng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân viên, cũng như tăng hiệu suất làm việc của họ nhằm hướng đến mục tiêu phát triển cho công ty.

Hy vọng với những kiến thức được kể trên sẽ giúp ích được cho các bạn giải quyết vấn đề đang mắc phải.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *