Bí quyết thuyết trình lôi cuốn của những Trainer nằm ở nội dung, giọng điệu hay ngôn ngữ cơ thể? Điều gì tạo nên sự cuốn hút của người nói? Hôm nay, PHL sẽ giúp bạn khám phá bí kíp của những người trình bày hàng đầu thế giới với mô hình 7:38:55, nhằm trang bị cho bạn cách thuyết trình lôi cuốn. Khám phá ngay nhé!
Nội dung bài viết:
ToggleMô hình 7:38:55 là gì?
Mô hình 7:38:55 là một mô hình phổ biến trong thuyết trình hoặc giao tiếp. Theo đó, mô hình này nói rằng 7% hiệu quả của bài thuyết trình phụ thuộc vào nội dung, 38% phụ thuộc vào ngữ điệu giọng nói và 55% phụ thuộc vào ngôn ngữ cơ thể.
Tùy vào từng trường hợp, các yếu tố phần trăm sẽ thay đổi. Ví dụ, trong trường hợp bạn thuyết trình trước đám đông, tỷ lệ này là đúng. Tuy nhiên, nếu bạn giao tiếp qua việc gọi điện thoại chỉ nghe âm thanh, không thấy hình ảnh, lúc này nội dung và ngữ điệu là chiếm tỷ lệ phần trăm lớn hơn lần lượt là 38 và 55.
Ở bài viết này, chúng ta cần tìm hiểu về bí quyết thuyết trình hiệu quả, do đó, chúng ta sẽ sử dụng mô hình 7:38:55 theo như tỷ lệ nêu trên nhé
Các Trainer ứng dụng 7:38:55 như thế nào để thuyết trình lôi cuốn?
Nếu thường xuyên xem các chương trình có Trainer đứng trình bày, chắc hẳn bạn sẽ để ý một điều rằng ngoài nội dung hay, họ có giọng nói vô cùng truyền cảm và ngôn ngữ cơ thể linh hoạt. Đây chính là chìa khóa giúp bài thuyết trình trở nên lôi cuốn hơn. Nó cũng tương ứng với yếu tố ngữ điệu 38% và body language 55% trong mô hình 7:38:55. Cùng một nội dung, nhưng cách diễn đạt của mỗi người sẽ tạo nên cảm giác khác nhau cho người nghe.
7% nội dung nói. Từ đầu bài viết đến giờ, tôi liên tục nhắc đến việc phải lưu ý về ngữ điệu và cử chỉ. Vậy nội dung bài thuyết trình thì sao? Nó cũng đóng vai trò rất quan trọng. Một trong những nguyên nhân khiến bạn không tự tin trình bày trước đám đông là do không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung sẽ nói. Hãy tìm hiểu thật sâu về nội dung mà bạn sắp chia sẻ, nắm vững kiến thức mà không cần phụ thuộc vào slide hoặc tài liệu khi trình bày. Nó sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thuyết trình trước đám đông.
38% về giọng điệu. Trong các khóa Train The Trainer 3+ của mình, tôi thường hướng dẫn học viên luyện tập ngữ điệu như sau: Tôi có câu ví dụ “Khi tôi muốn nói TO, thì tôi nói TO; Khi tôi muốn nói nhỏ, thì tôi nhói nhỏ; Khi tôi muốn nói nhanh thì tôi nói nhanh; Khi tôi muốn nói chậm thì tôi nói chậm”. Tương ứng với nội dung mỗi câu nói, tôi đẩy âm lượng và tốc độ nói phù hợp. Tương tự như vậy, trong thuyết trình hoặc giảng dạy, bạn cũng cần xác định nội dung nào nên nói to, nhỏ, chậm, nhanh để điều chỉnh cho phù hợp. Đây sẽ là cách tương tác với người nghe khi thuyết trình hiệu quả.
55 % về ngôn ngữ cơ thể, bạn cần lưu ý các bộ phận sau: Mắt mũi miệng mặt cần có biểu cảm đồng nhất với nội dung nói. Ví dụ, khi bạn thông báo một tin vui, hãy nở nụ cười rạng rỡ. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng rất nhiều trong số chúng ta, khi đứng trước đám đông thường quên mất điều này do quá hồi hộp. Về tay, chân và dáng đứng, bạn sẽ linh hoạt để biểu đạt theo nội dung nói. Ví dụ, khi bạn cảm thấy hào hứng, cơ thể có xu hướng vươn cao và tay chân mở rộng. Ngược lại khi khoanh tay đồng nghĩa với việc bạn đang không đồng tình với ý kiến nào đó…
Bí quyết ở đây là hãy đồng nhất ngôn từ, giọng nói và cử chỉ khi truyền đạt nội dung nào đó. Điều này sẽ giúp phần trình bày của bạn trở nên sinh động và lôi cuốn hơn. Hãy luyện tập trước gương thật nhiều lần, sau đó nhờ bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiết đưa ra lời góp ý mỗi lần bạn có dịp trình bày trước mọi người. Điều này giúp bạn có thêm kinh nghiệm để điều chỉnh và tự tin hơn ở lần tiếp theo.
Trước thuyết trình, cần chuẩn bị gì?
Chuẩn bị về ngoại hình. Có một lý thuyết nói rằng ấn tượng trong 20 giây đầu tiên sẽ quyết định người khác có muốn lắng nghe bạn nữa hay không. Hình thức thuyết trình rất quan trọng. Bạn cần chuẩn bị cho mình bộ trang phục phù hợp. Ví dụ: Nếu bạn đóng vai trò là chuyên gia trong lĩnh vực marketing và muốn chia sẻ kinh nghiệm đến các bạn khác, khi này bạn cần chọn quần âu, áo sơ mi kèm vest thay vì quần jean và áo thun bình thường. Việc này giúp tăng độ uy tín của bản thân đối với người nghe.
Chuẩn bị về tinh thần và sức khỏe. Khi đứng trên bục thuyết trình, bạn chính là leader, và người ngồi nghe là những followers. Họ sẽ cảm nhận được năng lượng bạn đang truyền tải. Do đó, hãy đảm bảo bạn đã có một tinh thần và sức khỏe tốt trước khi buổi thuyết trình bắt đầu.
Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết. Để bài thuyết trình diễn ra suôn sẻ và không bị lúng túng, bạn hãy đảm bảo rằng bản thân đã biết cách sử dụng những vật dụng hỗ trợ cần thiết như máy chiếu, micro, loa,… Thông thường, đối với các chương trình lớn, tôi sẽ có một buổi tổng duyệt trước ngày chương trình diễn ra. Đối với những chương trình quen thuộc hơn, tôi đến sớm và dặn trợ lý của mình kiểm tra các thiết bị và đảm bảo chúng hoạt động tốt.
Bạn sẽ ứng dụng mô hình 7:38:55 để thuyết trình như thế nào?
Trên đây là một vài thông tin về mô hình 7:38:55 giúp bạn thuyết trình lôi cuốn. Tin rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về mô hình này và cách để rình bày tốt. Bây giờ đến phiên của bạn. Bạn sẽ ứng dụng gì sau khi đọc bài viết này? Bạn có ý tưởng nào hay hơn để luyện tập kỹ năng thuyết trình? Đừng ngần ngại comment phía bên dưới để cùng thảo luận với PHL bạn nhé!
Hẹn gặp bạn tại bài viết tiếp theo.