Khuyến khích sáng tạo bằng kỹ thuật “phản chiếu” trong huấn luyện

Kỹ thuật phản chiếu trong huấn luyện

Bài viết này giúp nhà Quản lý có được 02 kỹ thuật phản chiếu để khuyến khích Nhân viên sáng tạo trong buổi huấn luyện.Theo kinh nghiệm của Phan Hữu Lộc, trong buổi huấn luyện, nhà Quản lý cần dùng nhiều kỹ năng kết hợp để Nhân viên phát triển năng lực tốt nhất. Một trong số đó là “phản chiếu”. Phản chiếu giúp Nhân viên hiểu rằng nhà Quản lý đã hiểu và rất sẵn sàng tiếp thu ý tưởng mới.

Kỹ thuật phản chiếu trong huấn luyện là gì?

Kỹ thuật phản chiếu trong huấn luyện là gì?
Phản chiếu trong buổi huấn luyện

Kỹ thuật phản chiếu là kỹ thuật mà Quản lý lặp lại, giải thích hoặc mô tả những gì vừa nghe được. Nhà Quản lý phản chiếu trong huấn luyện sẽ giúp Nhân viên xác nhận và hiểu được chính những gì bản thân vừa nêu ra. Từ đó, Nhân viên biết rằng nhà Quản lý đang rất nỗ lực để nghe, hiểu những quan điểm và giải pháp mới. Vì vậy mà Nhân viên có cảm giác bản thân đang được khuyến khích để nêu ra quan điểm, ý tưởng và giải pháp mới.

Tips hay: 

02 Kỹ thuật phản chiếu trong huấn luyện

Trong huấn luyện, nhà Quản lý có thể sử dụng 02 kỹ thuật phản chiếu: Sao chép (Mirroring) và Diễn tả (Paraphrasing).

Sao chép (Mirroring)

Là lặp lại hầu như toàn bộ từ ngữ Nhân viên vừa nói. Việc sao chép giúp Nhân viên hiểu rằng nhà Quản lý đang rất chủ động thu thập ý kiến để giải quyết vấn đề. Khi sao chép, nhà Quản lý cần chọn những câu ngắn gọn và đúng trọng tâm để nhấn mạnh những điểm quan trọng trong buổi huấn luyện.

Kỹ thuật phản chiếu trong huấn luyện là gì?
Sao chép và Diễn tả trong huấn luyện

Diễn tả (Paraphrasing)

Là dùng các từ ngữ đồng nghĩa để mô tả lại những gì Nhân viên vừa nói. Kỹ thuật này giúp Nhân viên biết rằng nhà Quản lý đã và đang lắng nghe, thấu hiểu toàn bộ cuộc trao đổi. Có một điều nhà Quản lý cần lưu ý trong khi diễn tả là không dùng định kiến, quan điểm rập khuôn để đánh giá, bình luận giải pháp của Nhân viên.

Hãy chấp nhận mọi giải pháp và Nhân viên sẽ tự xác định điều gì là chưa hiệu quả thông qua trải nghiệm thực thế sau buổi huấn luyện.

Lưu ý phản chiếu cảm xúc của Nhân viên

Trong huấn luyện, Nhà Quản lý còn phải phản chiếu cảm xúc của Nhân viên. Một số loại cảm xúc trong buổi huấn luyện như phấn khích, lo lắng, nghi ngờ,…

Ví dụ khi Nhân viên nói: “Tôi không hiểu bạn ở bộ phận nhân sự. Bạn ấy nói một giải pháp. Vài phút sau bạn ấy lại nói điều ngược lại.”

Trong buổi huấn luyện, nhà Quản lý có thể phản chiếu: “Vậy bạn đang rất bối rối và nghi ngờ năng lực của đồng nghiệp?”.

Kỹ thuật phản chiếu trong huấn luyện là gì?
Phản chiếu cảm xúc trong huấn luyện

Việc kết hợp kỹ thuật phản chiếu trong huấn luyện cả nội dung và cảm xúc Nhân viên giúp họ hiểu rằng nhà Quản lý đã nắm bắt toàn bộ thông tin. Từ đó sẵn sàng hỗ trợ trong mọi tình huống. Vì vậy mà Nhân viên đạt hiệu quả sáng tạo tối đa.

“Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp Nhân viên” (On the job Training & Coaching for Manager)

Khóa này dành riêng cho Quản lý mong muốn huấn luyện nhân viên hiệu quả. Quản lý sẽ hình thành thói quen huấn luyện và kèm cặp nhân viên hiệu quả; giảm 90% thời gian giám sát, đốc thúc đội ngũ làm việc; gia tăng nguồn lực để lập kế hoạch, phát triển năng lực.

Hotline tư vấn 24/7: 1800 6981

Tạm kết

Kỹ thuật phản chiếu trong huấn luyện là một công cụ mạnh mẽ trong quá trình huấn luyện, giúp người học phát triển toàn diện về cả kỹ năng và tư duy. Bằng cách áp dụng kỹ thuật này một cách có hệ thống, người học không chỉ hiểu rõ hơn về bản thân mà còn nâng cao khả năng phục hồi và sáng tạo trong học tập cũng như công việc. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về kỹ thuật phản chiếu và cách áp dụng nó để đạt được thành công

Share this :

Facebook
Twitter
LinkedIn

Bài viết liên quan

Picture of Phan Hũu Lộc
Phan Hũu Lộc

Trainer

Xin chào, tôi là Trainer Phan Hữu Lộc – Chuyên gia đào tạo quản lý hàng đầu Việt Nam. Tôi là tác giả của Train The Trainer 3+, UMM, Coaching Skills For Manager,…

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý, tôi cam kết cùng các doanh nghiệp xây dựng chiến lược vững chắc và bền vững.

Bài viết mới nhất

MỤC LỤC