[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Brian Tracy đã từng nói:
“Nếu việc bạn đang làm không giúp bạn tiến đến gần mục tiêu, thì có nghĩa là những việc đó đang khiến bạn ngày càng cách xa mục tiêu.”
Thật vậy, nếu những hành động của Quản lý Đào tạo không giúp đạt được mục tiêu. Không phải bạn đứng yên, mà là đang cách ngày càng xa mục tiêu ban đầu. Vậy mục tiêu như thế nào là hiệu quả giúp chúng ta phân bổ nguồn lực hợp lý để theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn thiết lập thành công mục tiêu Đào tạo theo Mô hình ABCD. Cụ thể, sau đây là 03 bước để bạn thiết lập một mục tiêu đào tạo liên quan đến kiến thức và thái độ:
Nội dung bài viết:
ToggleBước 1: Xác định loại hình cần đào tạo
Bạn hãy xác định Nhân viên của mình cần thay đổi như thế nào sau khóa Đào tạo. Cụ thể, hãy chọn một trong 02 loại hình sau để thiết lập mục tiêu:
- Thay đổi Kiến thức
Loại hình này tập trung vào gia tăng hiểu biết của Nhân viên. Ví dụ: học các quy định về an toàn lao động, xử lý sự cố, giá sản phẩm…
- Thay đổi Thái độ
Loại hình này giúp Nhân viên thay đổi tư duy và cách hành xử tại công việc. Những thay đổi này liên quan trực tiếp đến cảm xúc và cảm giác cá nhân về môi trường xung quanh.
Bước 2: Lựa chọn 01 động từ duy nhất cho 01 mục tiêu
Hiện tại, bạn đã chọn được loại hình cần thay đổi sau Đào tạo. Đã đến lúc chúng ta thiết lập 01 mục tiêu dựa theo loại hình đó. Bạn hãy lựa chọn 01 động từ để miêu tả 01 mục tiêu. Lưu ý, chỉ dùng 01 động từ để tăng khả năng tập trung trong quá trình hoàn thành mục tiêu đào tạo. Sau đây là danh sách động từ cho các mục tiêu liên quan đến Kiến thức và Thái độ:
22 Động từ miêu tả “Kiến thức”
- So sánh (Compare)
- Xác định (Define)
- Mô tả (Describe)
- Chỉ định (Designate)
- Khám phá (Discover)
- Phân biệt (Distinguish)
- Giải thích (Explain)
- Xác định (Identify)
- Phân loại (Itemize)
- Dán nhãn (Label)
- Liệt kê (List)
- Đặt tên (Name)
- Học thuộc (Recite)
- Nhận biết (Recognize)
- Kể chuyện (Recount)
- Kể lại (Relate)
- Chỉ định (Specify)
- Đánh vần (Spell Out)
- Viết (State)
- Nói (Tell)
- Thuật ngữ hóa (Term)
- Viết (Write)
24 Động từ miêu tả “Thái độ”
- Ủng hộ (Advocate)
- Chấp nhận (Accept)
- Đồng ý (Accept)
- Cho phép (Allow)
- Phân tích (Analyze)
- Phê duyệt (Approve)
- Đánh giá (Assess)
- Tin tưởng (Believe)
- Chọn (Choose)
- Hợp tác (Collaborate)
- Tuân thủ (Comply)
- Tuân theo (Conform)
- Thuyết phục (Convince)
- Hợp tác (Cooperate)
- Quyết định (Decide To)
- Bảo vệ (Defend)
- Chứng thực (Endorse)
- Đánh giá (Evaluate)
- Chọn (Pick)
- Đề nghị (Recommend)
- Chọn (Select)
- Hỗ trợ (Support)
- Chịu đựng (Tolerate)
- Tình nguyện (Volunteer)
Bước 3: Thiết lập mục tiêu theo Mô hình ABCD
Giờ là lúc bắt tay vào thiết lập mục tiêu. Hãy đảm bảo mục tiêu của bạn có đầy đủ 04 phần: Người học (Audience), Hành động (Behavior), Quá trình (Condition) và Mức độ (Degree of Mastery).
Ví dụ:
- Audience: Nhân viên Sales
- Behavior: Liệt kê 20 bước để chốt Sales
- Condition: Sau khi hoàn thành 2 ngày Đào tạo
- Degree of Mastery: Không có bất kỳ sai sót nào theo lý thuyết
Mục tiêu Đào tạo sẽ trở thành:
“Nhân viên Sales Liệt kê được 20 bước để chốt Sales sau khi hoàn thành 2 ngày Đào tạo mà không có bất kỳ sai sót nào theo lý thuyết.”
Vậy là chúng ta đã có 01 Mục tiêu theo chuẩn ABCD chỉ với 03 bước!
Với 03 bước này, Quản lý có thể thiết lập mục tiêu đào tạo hiệu quả để cải thiện Kiến thức và Thái độ của Nhân viên. Việc áp dụng quy trình này vào quy trình lập mục tiêu sẽ giúp tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả và phát triển sự nghiệp của Quản lý Đào tạo theo hướng chuyên nghiệp.
Nguồn: Nhiều nguồn tham khảo kết hợp kinh nghiệm thực tế.
Đọc thêm tại: www.trainthetrainer.com.vn
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]