Trong hai ngày 17-18/09/2024 vừa qua, tôi – Phan Hữu Lộc đã có cơ hội đồng hành cùng các chị quản lý, lãnh đạo của một doanh nghiệp lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp trong khóa đào tạo “Situational Leadership – Kỹ năng Lãnh đạo tình huống”.
Cùng điểm qua một số nội dung nổi bật của khóa học tại bài viết này nhé!
Nội dung bài viết:
ToggleSituational Leadership là gì?
Situational Leadership là phong cách lãnh đạo dựa trên việc đánh giá năng lực và động lực của nhân viên trong từng tình huống cụ thể. Thay vì áp dụng một phương pháp quản lý cố định, người lãnh đạo cần linh hoạt thay đổi phong cách của mình để phù hợp với từng tình huống và nhu cầu cụ thể của nhân viên.
Chương trình đào tạo “Lãnh Đạo Tình Huống” được thiết kế riêng cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp, giúp học viên trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để quản lý hiệu quả trong mọi tình huống. Khóa học sẽ giúp các anh chị nắm vững các nguyên tắc lãnh đạo, từ lãnh đạo bản thân đến lãnh đạo đội nhóm, và phát triển trí tuệ cảm xúc.
Trong khóa học, tôi đã tập trung chia sẻ đến các anh chị ba nội dung lãnh đạo cốt lõi: Lãnh đạo theo năng lực và động lực, Lãnh đạo theo phong cách và tính cách, và Lãnh đạo bằng trí tuệ cảm xúc. Mỗi phần đều đi sâu vào việc giúp học viên hiểu rõ hơn về bản thân và nhân viên, từ đó áp dụng các kỹ năng lãnh đạo vào thực tiễn.
Lãnh đạo theo năng lực và động lực
Để lãnh đạo hiệu quả, điều quan trọng là đánh giá đúng mức độ năng lực và động lực của từng nhân viên. Trong khóa học, tôi đã giới thiệu mô hình COMO, một công cụ giúp phân loại nhân viên thành 4 nhóm dựa trên hai yếu tố: kỹ năng và động lực của họ. Cụ thể:
- Nhóm A: Nhân viên có kỹ năng cao và động lực mạnh mẽ. Với nhóm này, người lãnh đạo có thể trao quyền hoàn toàn, giao nhiệm vụ quan trọng để họ tự quản lý và phát huy tối đa tiềm năng của mình.
- Nhóm B: Nhân viên có kỹ năng cao nhưng động lực thấp. Đối với nhóm này, nhà lãnh đạo cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự giảm sút động lực, từ đó đưa ra biện pháp khuyến khích phù hợp.
- Nhóm C: Nhân viên có động lực cao nhưng kỹ năng còn yếu. Nhóm này cần được đào tạo thêm về kỹ năng để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
- Nhóm D: Nhân viên có cả kỹ năng và động lực thấp. Với nhóm này, người lãnh đạo cần phải xem xét lại vai trò của họ trong tổ chức, đồng thời lập kế hoạch đào tạo hoặc chỉ đạo công việc một cách hợp lý.
Không phải lúc nào phong cách lãnh đạo cũng nên cứng nhắc. Thay vào đó, bạn cần phải linh hoạt điều chỉnh dựa trên khả năng và động lực của từng cá nhân trong đội ngũ.
Lãnh đạo theo phong cách và tính cách
Mỗi nhân viên đều có phong cách làm việc và cá tính riêng. Việc thấu hiểu bản thân và điều chỉnh phong cách lãnh đạo để phù hợp với tính cách của từng người giúp tạo ra môi trường làm việc hòa hợp và hiệu quả hơn.
Trong nội dung này, tôi đã giới thiệu đến các anh chị mô hình DISC, một công cụ nhận diện phong cách làm việc dựa trên bốn nhóm tính cách: D (Dominance), I (Influence), S (Steadiness), và C (Conscientiousness).
Mô hình DISC đã giúp học viên có cái nhìn sâu sắc hơn về tính cách và phong cách làm việc của bản thân cũng như những người khác. Từ đó, họ có thể linh hoạt điều chỉnh phong cách giao tiếp và lãnh đạo sao cho phù hợp với từng nhóm nhân viên, tạo nên sự đồng thuận và hợp tác tốt hơn trong công việc. Đặc biệt, các anh chị học viên còn được trải qua bài trắc nghiệm tâm lý hình học để hiểu rõ hơn về phong cách lãnh đạo của chính mình, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu trong quá trình lãnh đạo.
Lãnh đạo bằng trí tuệ cảm xúc
Một trong những yếu tố quan trọng trong lãnh đạo là trí tuệ cảm xúc – liên quan đến khả năng nhận thức, hiểu biết và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác một cách hiệu quả.
Trong khóa học, tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng trí tuệ cảm xúc trong lãnh đạo, đặc biệt là trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên và giải quyết các tình huống khó khăn một cách khéo léo.
Các học viên đã được hướng dẫn những phương pháp áp dụng trong quản lý đội nhóm, bao gồm:
- Giao tiếp hiệu quả: Rèn luyện kỹ năng truyền đạt, đặt câu hỏi và lắng nghe tích cực.
- Phát huy sáng kiến tập thể: Khuyến khích và tạo môi trường cho nhân viên đóng góp ý tưởng.
- Điều phối cuộc họp hiệu quả: Tạo không khí cởi mở, khuyến khích sự tham gia của mọi người.
- Giải quyết xung đột: Vận dụng 5 chiến lược giải quyết xung đột để đạt hiệu quả cao.
Sử dụng trí tuệ cảm xúc giúp xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên, tạo môi trường làm việc tích cực và nâng cao sự gắn kết trong đội nhóm.
Học viên đã học được gì từ khóa học?
Situational Leadership không chỉ cung cấp những nguyên tắc cốt lõi tư duy đúng về lãnh đạo, mà còn giúp các học viên rèn luyện khả năng lãnh đạo bản thân và đội nhóm. Đây là những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp, biết cách linh hoạt và ứng biến trước mọi tình huống.
“Sau 2 ngày học, tôi đã trang bị cho mình rất nhiều kiến thức hữu ích. Nhờ đó, tôi có thể tổ chức công việc hiệu quả hơn. Những chia sẻ từ thầy Lộc giúp tôi hiểu rõ hơn về năng lực lãnh đạo, nhận biết vị trí của bản thân và cấp độ của đội ngũ. Từ đó xây dựng được sự hợp tác giữa đội nhóm hướng đến mục tiêu chung.” – Chia sẻ của chị Thơ
Tạm kết về khóa Situational Leadership dành riêng cho doanh nghiệp chăm sóc sắc đẹp
Sau 2 ngày học tập, các anh chị đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để giải quyết những tình huống lãnh đạo cụ thể trong công việc. Tin rằng, với những kiến thức đã học, các anh chị sẽ tự tin áp dụng kỹ năng lãnh đạo tình huống vào thực tế, góp phần phát triển đội nhóm bền vững và nâng cao hiệu suất công việc.