Quy trình training nhân viên mới sẽ diễn ra như thế nào? Làm thế nào để nhân viên mới hòa nhập được với công ty nhanh chóng nhất? Cách xây dựng nội dung đào tạo nhân viên mới? Đây là câu hỏi rất nhiều nhân sự làm phụ trách đào tạo tại các doanh nghiệp đưa ra. Thông qua bài viết này, học viện VMP với nhiều kinh nghiệm về kỹ năng quản lý, đào tạo nhân sự sẽ gợi ý cho bạn quy trình Training nhân viên mới. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết:
ToggleVì sao cần Training nhân viên mới?
Bất kì doanh nghiệp nào cũng phải có kế hoạch đào tạo nhân viên mới phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Giúp chủ doanh nghiệp giảm bớt chi phí đào tạo và thông qua kế hoạch đào tạo bài bản mà nâng cao chất lượng nhân viên.
Ngoài ra, việc hướng dẫn nhân viên mới còn giúp họ hiểu rõ về văn hóa, định hướng mục tiêu của doanh nghiệp, giúp dễ thích nghi với môi trường làm việc mới và có quyết định gắn bó lâu dài.
4 Bước nên làm khi Training nhân viên mới
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước này quan trọng vì bộ phận nhân sự cần phải biết chính xác mong muốn, định hướng cá nhân của mỗi người trong quá trình Training nhân viên. Qua đó có thể xác định được kỹ năng cần có ở nhân viên mới cũng như lượng kiến thức họ có thể thu nhận được.
Dựa vào những mục tiêu kể trên mà chúng ta sẽ khai thác, nhấn mạnh những nội dung đào tạo ở trọng tâm. Và để xác định chính xác hơn, bạn có thể tham khảo cách Thiết Lập Mục Tiêu SMART.
Bước 2: Xây dựng chương trình đào tạo và định hướng chung của doanh nghiệp
Các yếu tố cần được xem xét xây dựng chương trình đào tạo gồm: người học, người dạy, mục tiêu học tập, nguồn lực, thời gian, không gian và chi phí. Nội dung hướng dẫn nhân viên mới đầy đủ, chi tiết thì doanh nghiệp sẽ giảm được tối đa thời gian đào tạo.
Tài liệu đầy đủ thông tin về doanh nghiệp như:
Lịch sử thành lập, sứ mệnh của doanh nghiệp, tổng quan và những chính sách riêng của công ty,…. là điều thiết yếu để nhân sự mới có thể hiểu rõ về nơi mà mình sắp đồng hành và cống hiến.
Bước 3: Chào đón nhân viên mới
Chào đón là một cách để thể hiện sự quan tâm, tôn trọng và kỳ vọng của doanh nghiệp đối với nhân viên mới. Việc này giúp nhân viên mới cảm thấy được chấp nhận, hòa nhập và tự tin hơn trong công việc sắp đảm nhiệm.
Cách chào đón nhân viên mới căn bản có thể bao gồm: chuẩn bị môi trường làm việc (bàn ghế, máy tính,…), gửi email hoặc thư chào mừng, giới thiệu thành viên mới với các đồng nghiệp và lãnh đạo, phổ biến các thông tin chung và định hướng hoạt động của doanh nghiệp (văn hóa, giá trị, quy chế…), đào tạo về kỹ năng chuyên môn và công việc cụ thể.
Bước 4: Đánh giá năng lực nhân viên
Trong quá trình đào tạo nhân viên mới, có thể dùng phương pháp quan sát hành vi để đánh giá thái độ trong quá trình làm việc và giao tiếp. Phương pháp này giúp đo lường được mức độ vận dụng của nhân viên về các kỹ năng đang được đào tạo.
Khi kết thúc khoá đào tạo, bộ nhân sự cũng như quản lý cũng cần trao đổi cụ thể hơn với nhân viên mới để có thể lắng nghe những chia sẻ, đóng góp ý kiến từ họ. Điều này giúp nắm rõ hơn về năng lực thực tế của nhân viên. Đồng thời thông qua việc đánh giá của đôi bên cũng giúp công ty hoàn thiện hơn trong quy trình Training nhân viên.
Các lưu ý nhỏ khi Training nhân viên mới
Lên kế hoạch, biểu mẫu đầy đủ thông tin cần thiết về chính sách, quy định, thiết bị phục vụ cho công việc của nhân viên mới. Tạo cảm giác thân thiện và gần gũi, giúp họ dễ hoà nhập và thoải mái hơn.
Hướng dẫn với nhiều cách khác nhau để phù hợp với từng vị trí và năng lực của nhân viên mới. Và luôn sẵn sàng để lắng nghe phản hồi từ nhân viên mới, giải đáp thắc mắc và khuyến khích đóng góp ý kiến. Người đào tạo cũng cần đủ tự tin, chuyên môn để tạo thêm niềm tin cho nhân viên mới. Và muốn luôn trong tư thế sẵn sàng, bạn có thể tham khảo 5 lưu ý để tự tin đào tạo nhân viên.
Kết Luận
Với những lợi ích mà một quy trình Training nhân viên mới bài bản mang lại, doanh nghiệp không nên bỏ qua hoặc xem nhẹ quá trình này. Đầu tư vào đào tạo nhân viên mới để tạo ra đội ngũ nhân viên chất lượng, năng động và sáng tạo. Hãy theo dõi VMP Acedemy để cập nhật thêm những kiến thức mới hiệu quả trong việc quản lý nhân viên nhé!