Là một nhân viên bán hàng mẫn cán, bạn đã từng đem về hàng ngàn đô la doanh số hàng tháng cho công ty. Nhưng cái thời hoàng kim ấy hình như đã qua, giờ đây bạn đang đau đầu khi những con số ngày xưa đang tụt dần một cách báo động. Nghề sales có bao giờ tránh được lúc thăng lúc trầm đâu! Bạn tự trấn an mình như thế? Bạn có biết đó là một trong những sai lầm phổ biến nhất về nghề bán hàng?
Xem thêm: nâng cao năng lực cho quản lý cấp trung
1. Chỉ có những người “mồm mép” mới có thể bán được hàng
Đây chính là quan niệm sai lầm nhất. Thật ra, những người ăn nói nhanh nhảu thường bị mang tiếng là “mồm năm miệng mười.” Khách hàng cho rằng lý lẽ của họ thiếu trung thực, thiếu sự quan tâm và thấu hiểu. Một nhân viên bán hàng biết cách lắng nghe lúc nào cũng mang về nhiều doanh thu hơn một người “nói hết phần của người khác.” Nếu bạn không lắng nghe, làm sao bạn có thể hiểu được khách hàng và những nhu cầu của họ? Và một khi bạn chưa nắm được khách hàng đang mong muốn những gì hay họ đang băn khoăn về vấn đề gì, chắc chắn cơ hội bán được hàng của bạn sẽ không cao.
2. Chỉ có những con số mới nói lên được hiệu quả
Điều này không hoàn toàn chính xác đâu. Có nhiều nhà quản lý bán hàng quá chú trọng đến những con số, họ muốn biết nhân viên của mình đã gọi bao nhiêu cuộc điện thoại, có được bao nhiêu cuộc hẹn với khách hàng; số lượng khách hàng mới là bao nhiêu; doanh số trong ngày, trong tháng tăng giảm như thế nào… Và thế là, cuối ngày nhân viên bán hàng phải tất bật điền vô hàng núi biểu mẫu để nộp cho sếp. Bạn có thấy giống như làm bài tập về nhà khi ta còn ở trường tiểu học không? Bán hàng thiên về quản lý con người hơn là quản lý những con số. Đó là một cuộc chơi đòi hỏi trí tuệ chứ không phải là một trò bài bạc đơn thuần. Muốn tăng doanh số, bạn phải nghiên cứu, tìm hiểu thông tin khách hàng cũng như là biết cách xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
3. Sự thăng trầm là quy luật của nghề sales
Doanh số lên xuống thất thường là do bạn không đặt mục tiêu cụ thể. Hầu như hoạt động kinh doanh nào cũng bị ảnh hưởng theo thời vụ. Chính vì thế, bạn cần phải lập ra kế hoạch cụ thể để tránh những tổn thất do những biến đổi thời vụ gây ra. Thật ra, trong năm không có mùa nào thật sự là “kinh khủng” cả. Bạn sẽ vượt qua những giai đoạn được xem là khó khăn này thật dễ dàng nếu biết cách lập kế hoạch hiệu quả. Ví dụ, trong khi những nhân viên bán hàng khác đang than vãn là tháng bảy có nhiều người đi du lịch quá, làm cho doanh số bán hàng của họ bị tụt giảm; bạn hãy tập trung vào những khách hàng có ít khả năng đi du lịch nhất. Khi đó, bạn vừa có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng lại vừa đỡ phải cạnh tranh khi những nhân viên bán hàng khác cũng đi du lịch trong tháng bảy.
Xem thêm: lãnh đạo cấp trung là gì
4. Chỉ có nhân viên không giỏi giang mới bị khách hàng từ chối
Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm vì nhân viên bán hàng là những người bị khách hàng từ chối nhiều nhất. Vì vậy nếu nhân viên bán hàng quan niệm rằng chỉ những người chẳng giỏi giang gì mới bị khách hàng từ chối thì chắc chắn họ không thể phát triển thành nhân viên bán hàng chuyên nghiệp được. Bị từ chối chỉ trở nên tệ hại nếu bạn quyết định buông xuôi, không muốn học hỏi gì từ kinh nghiệm “đau thương” ấy. Bạn nên nhớ rằng, mỗi lần thất bại sẽ dạy cho bạn một bài học để vươn đến những thành công.
5. Ít có cơ hội phát triển và thăng tiến trong nghề bán hàng
Bạn có biết rằng đến 85% các nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp ở Mỹ đều xuất thân từ nghề bán hàng. Họ cũng đã giới thiệu sản phẩm mẫu, gọi điện thoại để chào hàng, rồi cũng phải đối mặt với sự lạnh nhạt và từ chối của khách hàng. Đó là những bài học cơ bản để họ trở thành những vị chủ tịch, giám đốc điều hành cho những tập đoàn hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Xem thêm: kỹ năng lãnh đạo cấp trung