Trong cuốn cách “Sức mạnh của suy nghĩ tích cực” (The Power of Positive Thinking), tác giả Norman Vincent Peale có một câu: “Không có mục tiêu đồng nghĩa với sự vô nghĩa!” (No objective leads to no end!). Thiếu mục tiêu đào tạo sẽ dẫn đến khó khăn trong việc gia tăng hiệu quả Đào tạo. Bài viết này sẽ giúp độc giả hình dung được 3 thành phần đào tạo hiệu quả.
Xem thêm: Phong cách Huấn Luyện Linh Hoạt – PHL
Nội dung bài viết:
ToggleMục tiêu đào tạo là gì?
Mục tiêu đào tạo (Training Objectives) là dấu mốc cụ thể và có thể đo lường được. Mục tiêu này đảm bảo rằng tất cả bên liên quan (Stakeholders) đều hiểu rõ lẫn nhau về cách chương trình đào tạo sẽ chạy và các tiêu chí đánh giá sự hiệu quả.
Tại sao phải chúng ta cần có mục tiêu đào tạo?
Câu hỏi tiếp theo là mục tiêu đào tạo có thực sự cần thiết? Câu trả lời là có. Một mục tiêu đơn giản có đủ cho việc cải thiện hiệu quả đào tạo? Câu trả lời là không. Mục tiêu giúp hoạt động đào tạo tại Doanh nghiệp trở nên tối ưu hơn. Thêm vào đó, mục tiêu giúp tất cả các bộ phận liên quan hỗ trợ lẫn nhau. Việc biết rõ mục tiêu đào tạo giúp các bên liên quan, nhân viên, quản lý, người hỗ trợ hiểu được chương trình được vận hành như thế nào và kết quả mong đợi sẽ ra sao.
10 lợi ích của một mục tiêu đào tạo hiệu quả
1/ Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
Các công ty có thể nghĩ rằng mục tiêu là một bước lập kế hoạch không cần thiết và gây lãng phí thời gian. Nhưng trong thực tế, mục tiêu giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Bạn hãy liệt kê các mục tiêu đào tạo trước khi thực hiện. Thêm vào đó, việc này sẽ chứng minh rằng bạn đã thiết lập đúng mục tiêu cho Hệ thống quản lý Đào tạo (LMS – Learning Management System).
2/ Giúp thiết kế tài liệu đào tạo
Khi biết mục tiêu là gì, bạn có thể xác định những tài liệu cần thiết cho nhân viên của mình. Ví dụ, bạn có cần một môi trường học tập hỗn hợp? Tài liệu đào tạo của bạn sẽ được phân loại bởi bộ phận, cá nhân hoặc cấp bậc tại công ty? Ngoài ra, LMS của bạn cần bổ sung những tính năng nào cũng rất quan trọng trong việc thiết kế tài liệu đào tạo.
3/ Tăng hiệu quả đào tạo
Mục tiêu sẽ giúp quản trị viên (Administrators) nắm rõ lý do của việc tổ chức chương trình. Khi đó, hiệu quả đào tạo sẽ tăng lên đáng kể.
4/ Tăng sự nghiêm túc của Nhân viên khi được đào tạo
Chia sẻ mục tiêu đào tạo với nhân viên sẽ cho họ biết lý do tại sao LMS rất quan trọng. Điều này sẽ giúp nhân viên hiểu được thời gian họ đầu tư cho đào tạo là xứng đáng. Ngoài ra, việc này sẽ giúp thái độ của nhân viên khi tham gia các chương trình đào tạo trở nên nghiêm túc hơn.
5/ Giúp mục tiêu đào tạo đi đúng hướng
Khi chương trình đào tạo được triển khai, bạn có thể kiểm tra từng mục tiêu so với kế hoạch ban đầu của mình. Bạn đã đạt được tất cả các mục tiêu đào tạo với kế hoạch LMS? Nếu không, bạn có thể thực hiện những chỉnh sửa gì? Việc trả lời câu hỏi này cũng tạo cơ hội để bạn khảo sát suy nghĩ nhân viên và người hỗ trợ (Facilitators) về việc liệu mục tiêu có đang đi đúng hướng.
6/ Tăng lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp
Mục đích chính của đào tạo là đảm bảo rằng tất cả nhân viên được chọn có các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả và suôn sẻ. Các chương trình thường tập trung vào những kỹ năng cứng cần thiết để thực hiện công việc. Nhân viên cải thiện năng lực và cập nhật các thông lệ tốt nhất trong ngành để ít gặp tai nạn hơn. Những yếu tố này giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh trong ngành của Doanh nghiệp.
7/ Tăng động lực của Nhân viên
Việc Đào tạo có mục tiêu rõ ràng sẽ cung cấp cho Nhân viên kiến thức, công cụ để làm việc tốt hơn, được thăng tiến và gia tăng tiềm năng nghề nghiệp cá nhân. Những nhân viên cảm thấy được đánh giá cao có xu hướng gia tăng động lực và hài lòng hơn với công việc của họ. Đương nhiên, điều này tạo ra sự trung thành, gắn kết, nhiệt tình trong đội ngũ nhân viên – những thuộc tính giúp tăng hiệu suất và mang lại lợi ích cho tổ chức.
8/ Giảm tỉ lệ nghỉ việc
Một khía cạnh của đào tạo là giúp nhân viên hiểu được những nỗ lực cá nhân quan trọng như thế nào trong việc hoàn thành sứ mệnh Doanh nghiệp. Theo nhiều nghiên cứu, chi phí để thay thế một nhân viên nghỉ việc là 16-66% lương hàng năm của người cũ. Vì vậy, bạn hãy giúp nhân viên hiểu rằng họ rất quan trọng và có giá trị trong tổ chức, khi đó tỉ lệ nghỉ việc sẽ giảm xuống.
9/ Nâng cao kỹ năng của nhân viên
Đào tạo giúp mở rộng nền tảng kiến thức của nhân viên – giải quyết các điểm yếu, nâng cao vai trò để thực hiện những nhiệm vụ mới và cho phép họ làm việc độc lập mà không cần giám sát. Nâng cao kỹ năng không chỉ giữ cho nhân viên hứng thú, độc lập và có động lực, nó còn giúp cải thiện hồ sơ của công ty. Một công ty tốt được coi là phát triển và giữ chân được nhân viên. Vì vậy việc có chính sách đào tạo mạnh mẽ, nhất quán làm cho tổ chức hấp dẫn hơn đối với hoạt động tuyển dụng. Các chương trình đào tạo lãnh đạo, quản lý đặc biệt hấp dẫn cả sinh viên tốt nghiệp và nhân viên nhiều năm kinh nghiệm. Lý do là công ty cam kết về việc phát triển nhân viên từ nội bộ.
10/ Quản lý rủi ro
Một số loại hình đào tạo được thiết kế đặc biệt để giảm thiểu rủi ro cho công nhân và xử lý nhanh các vụ tai nạn, vi phạm mã an toàn, kiện cáo, khiếu nại của khách hàng. Đào tạo về kiến thức liên quan đến quấy rối tình dục, gia tăng an toàn tại nơi làm việc, dịch vụ khách hàng là rất cần thiết. Điều này sẽ phát triển chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp trong khi vẫn có thể giảm thiểu mọi nguy cơ.
03 Thành phần mục tiêu đào tạo VMP là gì?
1/ Nhân viên thu được giá trị gì sau khi đạt được mục tiêu Đào tạo (Value)
2/ Nhân viên được thay đổi tư duy như thế nào sau khi đạt được mục tiêu Đào tạo (Mindset)
3/ Mức độ hiệu quả của Đào tạo sau khi đạt được mục tiêu (Performance)
Như vậy, chúng ta vừa nắm được khái niệm, lý do, lợi ích và thành phần để đánh giá một mục tiêu đào tạo. Việc áp dụng những kiến thức này vào công việc đòi hỏi Quản lý Đào tạo phải thử nghiệm ngay tại Doanh nghiệp và chỉnh sửa tùy theo tình hình thực tế.
Nguồn: Nhiều nguồn tham khảo kết hợp kinh nghiệm thực tế.
Đọc thêm tại: www.trainthetrainer.com.vn