4 Tips Truyền Động Lực Cho Nhân Viên Khai Phá Tiềm Năng

Truyền động lực hay giữ lửa cho nhân viên là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Vậy những phương pháp truyền động lực cho nhân viên hiệu quả và bền vững là gì? Bài viết này sẽ chia sẻ với các nhà quản lý 4 Tips đơn giản mà hiệu quả để giúp nhân viên khai phá tiềm năng và làm việc hết mình.

Kết nối nhân viên thông qua chia sẻ và lắng nghe ý kiến

Yếu tố quan trọng để tạo ra một đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả là kết nối mọi người thông qua chia sẻ và lắng nghe ý kiến. Điều này nhà giúp quản lý có thể tạo ra một sự gắn kết bền chặt giữa mình và nhân viên. Từ đó tăng cường sự hài lòng và động lực làm việc của nhân viên.

Sau đây là 4 bước giúp nhà quản lý kết nối, truyền động lực cho nhân viên thông qua việc chia sẻ và lắng nghe ý kiến:

Bước 1: Tạo ra một không khí thoải mái & an toàn để chia sẻ và lắng nghe ý kiến.

Bước 2: Chia sẻ với nhân viên về mục đích và giá trị của công việc.

Bước 3: Lắng nghe với tâm thế thấu hiểu và sẵn sàng hỗ trợ.

Bước 4: Hợp tác với nhân viên để giải quyết vấn đề hoặc đạt được mục tiêu. 

Sau đây là một số lưu ý dành cho nhà quản lý khi kết nối nhân viên thông qua việc chia sẻ và lắng nghe ý kiến: Không nên đề cập quá nhiều thông tin cá nhân hoặc không liên quan đến công việc. Đừng nên bỏ qua hoặc phớt lờ ý kiến của nhân viên mà không có lý do chính đáng. Tránh ép buộc hoặc áp đặt ý kiến của mình lên nhân viên,….

Khuyến khích tinh thần đồng đội và làm việc nhóm 

Nhà quản lý nên tận dụng sức mạnh tuyệt vời của đội nhóm bằng cách tạo ra đội ngũ hợp tác và phối hợp đa dạng giữa các nhân viên. Điều này sẽ mang đến nhiều ý tưởng sáng tạo hơn, tăng cao hiệu suất công việc cho nhân viên, nhà quản lý và cả doanh nghiệp.

Có thể khuyến khích tinh thần đồng đội và làm việc nhóm bằng việc: Tạo ra niềm tin và một tầm nhìn chung giúp nhân viên xác định được mục tiêu. Thúc đẩy sự sáng tạo bằng cách khuyến khích các thành viên đưa ra ý kiến, góp ý và các giải pháp mới. Tạo ra một văn hóa phản hồi tích cực và một hệ thống khen thưởng, cống hiến của nhân viên.

Nhà quản lý cần lưu ý “3 Không” khi xây dựng tinh thần đồng đội và làm việc nhóm: Không phân biệt đối xử hoặc thiên vị bất kỳ thành viên nào. Không nên can thiệp sâu vào công việc của nhân viên mà chưa có sự đồng ý từ họ. Không nên chỉ trích hoặc chỉ ra những sai sót của nhân viên một cách công khai và chưa mang tính xây dựng.

Xác định và thúc đẩy mục tiêu công việc cho nhân viên

Xác định và thúc đẩy mục tiêu công việc là cách để nhà quản lý dễ dàng gia tăng động lực làm việc tích cực cho nhân viên. Kích thích ham muốn học hỏi và phát triển của nhân viên. Mục tiêu công việc rõ ràng sẽ giúp nhân viên đi đúng hướng, nâng cao sự gắn kết với sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp. 

Nhà quản lý nên có mặt trong quá trình xác định mục tiêu công việc cho nhân viên. Cần thiết lập mục tiêu công việc của nhân viên dựa trên tiêu chí SMARTư. Cũng nên khuyến khích nhân viên đặt ra những mục tiêu thách thức hơn để đẩy mạnh hiệu suất và khai phá tiềm năng của họ. 

Một số lưu ý khi truyền động lực cho nhân viên bằng việc xác định và thúc đẩy mục tiêu công việc: Thường xuyên ghi nhận và biểu dương những thành tích của nhân viên khi họ đạt được mục tiêu công việc. Cung cấp phản hồi và xây dựng kế hoạch hành động để giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình nhân viên thực hiện mục tiêu công việc. 

Cung cấp cơ hội cho nhân viên phát triển 

Cung cấp cơ hội phát triển là cách để nhà quản lý giữ chân và tăng sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp. Cũng như giúp nhà quản lý tạo ra một đội ngũ có năng lực cao và sẵn sàng cho các thách thức mới. Đồng thời, cơ hội phát triển cũng tăng cường sự tự tin và để nhân viên có ý thức cao hơn về giá trị của bản thân.

Nhà quản lý nên tạo ra các cơ hội phát triển cho nhân viên bằng cách liên kết mục tiêu cá nhân với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hoặc khảo sát nhu cầu và mong muốn của nhân viên, đồng thời đưa ra các gợi ý và tài nguyên hỗ trợ. Và cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển dành cho nhân viên. 

Lưu ý một số điều khi truyền động lực bằng cách cung cấp cơ hội phát triển cho nhân viên: Cung cấp phản hồi thường xuyên để giúp nhân viên khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh. Thu thập phản hồi từ nhân viên về sự hài lòng, tiến bộ và những khó khăn của họ trong quá trình phát triển. 

Tạm kết lại 4 Tips truyền động lực cho nhân viên khai phá tiềm năng

Để xứng tầm một nhà quản lý bền vững, bạn không chỉ giữ lửa cho bản thân mà còn phải biết nghệ thuật truyền động lực cho nhân viên. Đây là một quá trình đòi hỏi nhà quản lý phải có sự kiên trì và trau dồi không ngừng. Và mong rằng bài viết trên đã đem lại một vài giá trị hữu ích để các bạn áp dụng vào công việc quản lý của mình. Xin cảm ơn!

Tags :

Share this :

Facebook
Twitter
LinkedIn

Bài viết liên quan

Picture of Phan Hũu Lộc
Phan Hũu Lộc

Trainer

Xin chào, tôi là Trainer Phan Hữu Lộc – Chuyên gia đào tạo quản lý hàng đầu Việt Nam. Tôi là tác giả của Train The Trainer 3+, UMM, Coaching Skills For Manager,…

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý, tôi cam kết cùng các doanh nghiệp xây dựng chiến lược vững chắc và bền vững.

Bài viết mới nhất

MỤC LỤC