Công việc chồng chất và thời gian dành cho gia đình, cho nghỉ ngơi, gặp gỡ ngày càng rút ngắn lại. Phải làm thế nào để cân bằng công việc – gia đình? Hãy cùng VMP Training tìm hiểu ngay 4 cách giúp cân bằng lại bạn nhé
1. Xác định những lựa chọn ưu tiên
Điều quan trọng là bạn dành thời gian để quan tâm và xem xét tới tất cả những lựa chọn của mình. Đánh giá những lựa chọn đó sao cho bạn có thời gian để làm việc, để
vui chơi, để tận hưởng cuộc sống thú vị này.
Không thể phủ nhận vai trò của công việc nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất. Cảm giác vui chơi và thư giãn thoải mái cần có mặt trong lịch trình hàng ngày của bạn.
2. Hài lòng với những gì bạn có
Làm cách nào để tạo ra sự cân bằng? Kế hoạch và hành động là những yếu tố bạn cần. Xác định công việc không phải là trọng tâm của bạn bằng cách chối từ overtime, nói khôn với những cạnh tranh gay gắt trong công ty…
Tận dụng khoảng thời gian rảnh đó để tham gia câu lạc bộ thể thao, tìm hiểu một sở thích mới, tụ tập bạn bè… Sẽ không hề dễ dàng nhưng bạn hãy học cách tính toán và cân đối chi tiêu để có thể hài lòng với ngân quỹ hiện tại của bạn.
Xem thêm: kỹ năng thương lượng
3. Lịch trình làm việc linh hoạt
Nếu có thể, bạn hãy sắp xếp lịch làm việc xen kẽ giữa những ngày đến công ty và làm ở nhà. Khi đó, bạn có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn.
Tất nhiên, nhiều sếp sẽ ngay lập tức nói không với lời đề nghị này của bạn. Nhưng nếu bạn không thử, làm sao bạn biết bạn có cơ hội thành công?
4. Chuyển động và thay đổi
Nếu bạn không phải là một người dám "liều", bạn sẽ e ngại với cách thức cân bằng cuộc sống này. Bởi bạn có thể chuyển động ý nghĩ nhưng chưa chắc đã thay đổi hành động.
Đôi khi thật ngông cuồng và thậm chí hơi điên rồ khi quyết định từ bỏ công việc đang cực kỳ ổn định của mình. Nhưng nếu một ngày kia, bạn nhận ra đã đến lúc tạm gác lại mọi việc và đơn giản là lên đường, khám phá thế giới mà thôi. Biết đâu trên hành trình của bạn, bạn lại phát hiện cho mình những điều mới mẻ, những cơ hội nghề nghiệp làm thay đổi cả cuộc đời.
Nguồn sưu tầm
Xem thêm: kỹ năng quản lý trong sản xuất