Một ngày có 24h thì hết 1/3 quãng thời gian đó bạn phải dành cho công việc. Và bạn cũng dành một khoảng thời gian tương ứng với những đồng nghiệp tại công sở với VMP Training. Tạo dựng một mối quan hệ tốt nơi công sở không những khiến khoảng thời gian 8 tiếng đó trở nên thoải mái hơn mà còn giúp bạn tạo tiền đề để thành công. Hãy cùng khám phá nghệ thuật tạo mối quan hệ công sở theo 3 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Không có đồng nghiệp khó gần
Đây là nguyên tắc đầu tiên và tiên quyết trong việc xây dựng và phát triển mọi mối quan hệ. Nếu bạn cứ suy nghĩ rằng người đồng nghiệp đó thật khó gần, thì trong tâm lý của bạn hình thành một rào cản vô hình. Nó khiến bạn thụ động hơn trong việc tiếp xúc với họ. Từ đó khoảng cách giữa bạn và đồng nghiệp ngày một gia tăng. Lúc đó thì khó
mà xây dựng một mối quan hệ tốt.
Ngoài ra, có một số lý do ngoại cảnh tạo nên cái nhìn không thân thiện của đồng nghiệp như: ngoại hình, cách ăn nói….Tất cả những dấu hiệu ban đầu không mắt, hợp tai cũng dễ khiến bạn có tâm lý họ khó gần. Bạn nên biết là, những dấu hiệungoại giao ban đầu ấy không thể nói lên hết tính cách của đồng nghiệp.Cần phải chủ động tìm hiểu và mở lòng ra một chút xíu bạn sẽ có thêm những đồng nghiệp mới,là bạn mà biết, họ lại chính là người giúp bạn thăng tiến! – chị Trâm chia sẻ tiếp. Quả thật, nếu chỉ vì một vài chi tiết cỏn con mà bạn tuyệt giao với đồng nghiệp bạn cho là khó tính thì bạn tự đánh mất nhiều cơ hội cho chính mình. Biết đâu, họ là những người tuy không khéo nói như lại thạo việc và sẵn sàng giúp bạn khi cần!
Xem thêm: kỹ năng thương lượng
Nguyên tắc 2: Lắng nghe và thấu hiểu
Từ việc lắng nghe bạn sẽ tiến một bước xa hơn trong mối quan hệ công sở.Bạn sẽ chia sẽ với ai người luôn nghe bạn mỗi khi nói chuyện và có những phản hồi cho câu chuyện bạn kể, hay một người nghe bạn kể chuyện rồi đáp
lại với tiếng ừ và huyên thuyện về cầu chuyện của họ? Câu trả lời hiên nhiên là người biết lắng nghe và thấu hiểu! – Chị Nhung – trưởng phòng kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu cho biết.
Lắng nghe có một sức mạnh gắn kết phi thường. Khi bạn lắng nghe bạn sẽ hiểu họ, đồng nghiệp của bạn đang muốn gì và bạn nên hành xử ra sao. Chính từ chỗ thấu hiểu mà bạn biết mình nên làm gì và nên tránh những gì. Như vậy bạn đang dần dần tạo một mối quan hệ tốt hơn giữa đồng nghiệp.
Hơn nữa, việc lắng nghe còn giúp bạn thăm dò xem đồng nghiệp, bao gồm cả sếp lớn, đang suy nghĩ thế nào về công việc, về mình. Như vậy bạn có những điều chỉnh thích hợp, và chắc chắn việc điều chỉnh sẽ đem cơ hội thăng tiếng đến cho bạn. Lắng nghe chủ động như thế rõ ràng cũng có ích đấy chứ!
Xem thêm: kỹ năng thương lượng và đàm phán
Nguyên tắc 3: Dung hoà cái tôi
Điều tối kỵ trong việc xây dựng tất cả các mối quan hệ đó chính là để cái tôi của bạn lấn át cái tôi của người khác. Từ việc để cái tôi của mình lấn át, bạn sẽ bị xem là kẻ hợm hỉnh và bị cô lập ngay tức khắc. Điều này thật tệ nếu bạn làm việc trong môi trường công sở hiện đại, vì bạn sẽ khó mà hoàn thành tốt công việc mà không có sự giúp sức
của đồng nghiệp.
Một số người có thói quen cắt ngang lời nói của người khác để đưa ra ý kiến của mình trong bất kỳ cuộc tranh luận nào. Tệ hơn, họ còn khăng khăng bác bỏ ý kiến của mọi người để khẳng định ý kiến của mình là đúng nhất. Bạn hãy nhớ là trong mọi cuộc tranh luận hay khi đàm phán, không ai muốn nhận mình là kẻ thua cuộc. Vì vậy người
thành công là người biết sử dụng phương pháp mọi người cùng thắng thay vì cứ cố công đánh bại đối phương. Bạn nên tranh luận hay đàm phán trên tinh thần đôi bên cùng có lợi để đạt được giải pháp tốt nhất.
Nguồn sưu tầm.
Xem thêm: kỹ năng quản lý trong sản xuất