06 “MẸO” TĂNG HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THIẾT LẬP MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Cầu thủ nổi tiếng Neymar đã từng nói:

“Mục tiêu của chúng tôi là luôn giành chiến thắng. Mỗi ngày, mỗi trò chơi và mỗi cuộc thi đấu”.

Có thể nói rằng việc lập mục tiêu đào tạo là để giành chiến thắng. Chiến thắng sự thiếu hiệu quả trong công việc tại Doanh nghiệp. Để chiến thắng, Quản lý Đào tạo thiết lập Mục tiêu cần hiệu quả và khả thi. Sau đây là 06 “mẹo” để bạn thực hiện việc này:

1/ Hạn chế số lượng Mục tiêu

Bạn không cần phải thiết lập quá nhiều Mục tiêu cùng một lúc. Vì cuộc sống hiện đại đã có rất nhiều điều chi phối, sự cân bằng là chìa khóa cho tính hiệu quả. Việc thiết lập quá nhiều Mục tiêu Đào tạo sẽ tạo áp lực về tâm lý không cần thiết. Ngoài ra, bạn sẽ chịu nhiều rủi ro về khả năng thực thi các kế hoạch để đạt được những mục tiêu ấy. Chưa kể đến, một khi tập trung vào quá nhiều mục tiêu cùng lúc, hiệu suất làm việc của bạn sẽ chịu ảnh hưởng. Theo đó, bạn sẽ mất đi tư duy đúng về việc Đào tạo vì không còn nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của Doanh nghiệp. Bởi vì, bạn không thể đọc được “label” khi bị khóa trong “chiếc hộp”.

2/ Mục tiêu ngắn gọn và đơn giản

Bạn hãy xác định Mục tiêu Đào tạo thật rõ ràng và xúc tích. Hạn chế sử dụng câu văn dài và “xoắn”. Thay vào đó, hãy sử dụng danh sách hạng mục rõ ràng để tập trung thẳng vào vấn đề cần giải quyết. Việc này giúp hình thành và duy trì sự tập trung cần thiết.

3/ Chia thành các Mục tiêu nhỏ

Bạn hạn chế tạo ra các Mục tiêu quá rộng. Việc này sẽ gây khó khăn cho quá trình đo lường tính hiệu quả Đào tạo. Thay vào đó, bạn hãy chia thành các cột mốc nhỏ hơn. Theo đó, bạn sẽ kiểm soát được quy trình để hoàn thành các Mục tiêu hiệu quả.

4/ Liên kết thương hiệu cá nhân

Hãy chọn các Mục tiêu phản ánh tính cách cá nhân của bạn. Ví dụ, bạn là người thích chú trọng vào các kỹ năng mềm thì Mục tiêu của các chương trình Đào tạo nên được thiết kế theo hướng này. Những sự thay đổi sau Đào tạo sẽ gia tăng thương hiệu cá nhân của bạn một cách rõ ràng. Ngoài ra, cần giúp Học viên của các chương trình Đào tạo thấy được giá trị mà bạn đem đến. Chưa kể đến, bạn cũng có nhiều động lực hơn vì mục tiêu Đào tạo phục vụ trực tiếp cho thương hiệu của bản thân.

5/ Nhờ người khác kiểm tra

Thật sự rất hữu ích nếu đưa cho người khác đọc Mục tiêu Đào tạo mà bạn vừa lập ra. Nếu họ chưa thể hiểu được chính xác ngay trong lần đầu, có thể Mục tiêu không đủ rõ và súc tích. Hãy đảm bảo những người giúp bạn kiểm tra tính hiệu quả của Mục tiêu có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực Đào tạo.

6/ Viết ra vấn đề và giải pháp

Thông thường, chúng ta chọn những Mục tiêu dễ thực hiện và “có cảm giác thân quen”. Đây là xu hướng bình thường. Nhưng điều này có thể khiến hiệu quả của Mục tiêu bị ảnh hưởng tiêu cực. Ví dụ, bạn muốn Nhân viên sửa chữa được phần mềm CRM sau khóa Đào tạo. Nhưng lại “trì hoãn” việc phân tích 100 nhà cung cấp dịch vụ Đào tạo trong lĩnh vực này vì ngại phải tìm hiểu những kiến thức liên quan đến kỹ thuật. Giải pháp cho vấn đề này là hãy viết xuống giấy những điều cản trở bạn đạt được Mục tiêu. Sau đó, bạn hãy viết xuống những giải pháp có thể thực hiện ngay lập tức.

Vận dụng đầy đủ 06 “mẹo” này sẽ giúp bạn hoàn thành việc thiết lập Mục tiêu Đào tạo một cách hiệu quả và khả thi.

Nguồn: Nhiều nguồn tham khảo kết hợp kinh nghiệm thực tế.

Đọc thêm tại: daotaohieuqua.vmptraining.com

Tags :

Share this :

Facebook
Twitter
LinkedIn

Bài viết liên quan

Picture of Phan Hũu Lộc
Phan Hũu Lộc

Trainer

Xin chào, tôi là Trainer Phan Hữu Lộc – Chuyên gia đào tạo quản lý hàng đầu Việt Nam. Tôi là tác giả của Train The Trainer 3+, UMM, Coaching Skills For Manager,…

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý, tôi cam kết cùng các doanh nghiệp xây dựng chiến lược vững chắc và bền vững.

Bài viết mới nhất

MỤC LỤC