05 Bước xác định vấn đề người học hiệu quả

Xác định vấn đề người học là giai đoạn tiền đề không thể thiếu của Trainer hoặc ID và LXD trong quy trình thiết kế chương trình đào tạo hiệu quả, nhằm gia tăng trải nghiệm học tập. Vậy như thế nào là xác định vấn đề của người học? 5 bước xác định vấn đề người học là gì? Tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!

Nội dung thuộc Góc chia sẻ

Như thế nào là xác định vấn đề người học?

Xác định vấn đề người học là việc đánh giá, phân tích kỹ lưỡng những hạn chế, bất cập hoặc những điểm yếu mà người học đang đối mặt trong quá trình tiếp thu kiến thức. Bằng cách này, chúng ta có thể nắm bắt rõ ràng những rào cản ngăn trở sự tiến bộ của họ, từ đó xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp và hiệu quả hơn.

Nhờ việc xác định chính xác những hạn chế của người học, các khóa đào tạo đã chuyển đổi từ việc đơn thuần truyền đạt kiến thức sang việc đồng hành cùng người học, hỗ trợ họ vượt qua những thách thức và đạt được mục tiêu đề ra.

Lợi ích của việc xác định vấn đề người học

Lợi ích của xác định vấn đề người học: Gia tăng hiệu quả học tập, nâng cao kỹ năng thực hành, Thúc đẩy đọng lực học tập, thiết kế khóa học chất lượng.

Gia tăng hiệu quả học tập: Chúng ta cần cá nhân hóa nội dung đào tạo, căn cứ trên những khó khăn cụ thể mà người học đang gặp phải. Từ đó giúp họ nhanh chóng cải thiện kết quả học tập.

Nâng cao kỹ năng thực hành: Giúp học viên khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện công việc, từ đó nâng cao năng lực và phát triển toàn diện trong công việc và cuộc sống.

Thúc đẩy động lực học tập: Khi chương trình đào tạo giải quyết chính xác những vấn đề mà người học đang đối mặt, động lực học tập của họ sẽ được khơi dậy một cách tự nhiên.

Thiết kế khóa học chất lượng: Việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng học viên sẽ giúp người học đạt được kết quả học tập tốt nhất.

05 bước xác định vấn đề người học hiệu quả

các bước xác định vấn đề người học: Xác định mục tiêu, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, thiết lập hồ sơ người hoc, xây dựng phương pháp đào tạo.

1. Xác định mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chính:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Mục tiêu chính của chương trình đào tạo là gì? Các năng lực, kiến thức, phẩm chất nào cần nâng cao?
  • Phương án giải quyết: Liệt kê cụ thể và rõ ràng các mục tiêu.

Liên kết mục tiêu với kết kết quả công việc:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Cần thay đổi những gì trong hiệu suất công việc để đạt mục tiêu đào tạo?
  • Phương án giải quyết: Đưa ra các chỉ số hiệu suất (KPIs) và kết quả mong muốn.

2. Thu thập dữ liệu

Tạo khảo sát và bảng câu hỏi

  • Cần đặt ra câu hỏi: Vấn đề người học gặp phải là gì? Họ gặp khó khăn ở những kỹ năng nào?
  • Phương án giải quyết: Sử dụng các công cụ khảo sát trực tuyến như Google Forms hoặc SurveyMonkey để thiết kế khảo sát với các câu hỏi liên quan đến các vấn đề về năng lực, kiến thức, phẩm chất.

Phỏng vấn và thảo luận nhóm:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Mức độ phù hợp của chương trình đào tạo hiện tại dành cho học viên là bao nhiêu? Vấn đề nào cần được giải quyết?
  • Phương án giải quyết: Tạo cuộc trao đổi 1:1 hoặc các buổi thảo luận nhóm để thu thập thông tin, ý kiến từ người học và các bên liên quan.

Quan sát thực tế:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Tiến độ công việc thực tế đang như thế nào? Họ đang gặp phải những vấn đề nào khi thực hiện công việc thực tế?
  • Phương án giải quyết: Chú ý quan sát môi trường, không gian và các tình huống thực tế để ghi nhận các vấn đề và thách thức.

 

3. Xử lý dữ liệu

Đánh giá mục tiêu:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Những vấn đề nào của người học đang cản trở việc thực hiện mục tiêu đào tạo?
  • Phương án giải quyết: Đánh giá dữ liệu thu thập được với các mục tiêu đã xác định. Đánh giá khoảng cách về kỹ năng, kiến thức và thái độ. 

Phân tích các vấn đề:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Cần ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước? Ảnh hưởng của vấn đề này đến hiệu quả tổng thể là gì?
  • Phương án giải quyết: Sắp xếp các vấn đề theo thứ tự mức độ ảnh hưởng và ưu tiên. Sử dụng sự hỗ trợ từ các công cụ phân tích dữ liệu để phân tích các vấn đề.

4. Thiết lập hồ sơ người học

Thiết kế hồ sơ chi tiết: 

  • Cần đặt ra câu hỏi: Người học đã có những nền tảng kiến thức, kinh nghiệm và phong cách học tập là gì? Những điều gì ảnh hưởng đến cách họ tiếp thu và áp dụng kiến thức?
  • Phương án giải quyết: Xây dựng hồ sơ cá nhân nhân cho người học, bao gồm thông tin về nền tảng học vấn, kinh nghiệm làm việc, phương pháp học tập và các yếu tố khác.

Đánh giá thái độ và động lực:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Thái độ khi học tập và khả năng tiếp nhận phản hồi của người học là người như thế nào?
  • Phương án giải quyết: Sử dụng các công cụ khảo sát và phỏng vấn để đánh giá thái độ và động lực của người học.

5. Xây dựng giải pháp đào tạo

Thiết kế nội dung đào tạo:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Vấn đề cụ thể mà nội dung đào tạo cần tập trung hướng đến là gì? Phương pháp và công cụ hiệu quả nhất là gì?
  • Phương án giải quyết: Dựa trên các vấn đề đã xác định thiết kế nội dung và phương pháp học tập. Chọn các phương pháp học tập phù hợp như đào tạo trực tiếp, e-learning hoặc thực hành.

Lập kế hoạch đào tạo:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Thời điểm để triển khai đào tạo có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu người học là khi nào?
  • Phương án giải quyết: Lập kế hoạch chi tiết về thời gian, tài liệu và các hoạt động đào tạo. Đảm bảo chương trình đào tạo có thể thay đổi và điều chỉnh theo nhu cầu thực tế của người học.

Ví dụ về việc 05 bước xác định vấn đề người học

Ví dụ cụ thể về việc áp dụng 5 bước xác định vấn đề người học với chủ đề “Phát triển kỹ năng ra quyết định hiệu quả cho quản lý”

1. Xác định mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chính: Nâng cao khả năng ra quyết định nhanh chóng, chính xác và hiệu quả trong các tình huống quản lý.

Cách thực hiện:

  • Mục tiêu cụ thể: “Quản lý sẽ có khả năng phân tích thông tin, đánh giá rủi ro, rèn luyện khả năng giao tiếp và thuyết phục để thuyết trình về quyết định của mình từ đó gia tăng sự tự tin khi ra quyết định.
  • Kết quả mong đợi: “Quản lý sẽ xử lý các vấn đề nhanh chóng, đưa ra những quyết định chuẩn xác đem lại hiệu quả cho công việc, tổ chức.”

2. Thu thập dữ liệu

Tạo khảo sát và bảng câu hỏi

  • Cần đặt ra câu hỏi: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định là gì? Cần cải thiện những kỹ năng gì để đưa ra quyết định hiệu quả?
  • Phương án giải quyết: Tạo bảng câu hỏi cho các quản lý để thu thập thông tin về những khó khăn họ gặp phải trong quá trình đưa ra quyết định. Ví dụ: Trên thang điểm từ 1 đến 5, bạn cảm thấy mức độ tự tin của mình trong việc đưa ra quyết định là bao nhiêu? Giai đoạn nào bạn cảm thấy khó nhất trong quá trình đưa ra quyết định?..

Phỏng vấn và thảo luận nhóm:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Bạn gặp phải những khó khăn gì trong quá trình đưa ra quyết định? Cần nâng cao những kỹ năng nào để cải thiện kỹ năng của mình?
  • Phương án giải quyết: Tạo cuộc trao đổi 1:1 hoặc các buổi thảo luận nhóm để thu thập thông tin, ý kiến về các vấn đề xảy ra trong quá trình quản lý đưa ra quyết định.

Quan sát thực tế:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Quá trình phân tích, xây dựng và đưa ra quyết định thường mất bao nhiêu thời gian? Những quyết định đó có những thuận lợi và khó khăn gì khi đưa ra thực tế?
  • Phương án giải quyết: Chú ý quan sát quá trình thực hiện công việc và các tình huống thực tế xảy ra để ghi nhận các vấn đề và thách thức.

3. Xử lý dữ liệu

Xác định khoảng cách:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Khoảng cách giữa kỹ năng hiện tại của quản lý và các mục tiêu phát triển kỹ năng ra quyết định là gì?
  • Phương án giải quyết: Đánh giá dữ liệu thu thập được với các mục tiêu đã xác định. Đánh giá khoảng cách về kỹ năng, kiến thức và thái độ. Ví dụ, nếu nhiều quản lý cảm thấy không tự tin trong việc dự đoán rủi ro, đây là một vấn đề cần cải thiện.

Xác định vấn đề:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Cần ưu tiên giải quyết khó khăn nào trước? Ảnh hưởng của vấn đề này đến mục tiêu phát triển kỹ năng ra quyết định là gì?
  • Phương án giải quyết: Phân tích các vấn đề thường gặp như thiếu kỹ năng xử lý vấn đề, không đủ khả năng dự đoán rủi ro, hay khó khăn trong việc đưa ra quyết định cụ thể.

4. Thiết lập hồ sơ người học

  • Cần đặt ra câu hỏi: Quản lý đã có những nền tảng kiến thức và kỹ năng để đưa ra quyết định hiệu quả là gì? Những điều gì ảnh hưởng đến cách họ áp dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế?
  • Phương án giải quyết: Xây dựng hồ sơ cho từng quản lý, bao gồm thông tin về kỹ năng hiện tại, kinh nghiệm khi xây dựng kế hoạch và đưa ra quyết định, phong cách làm việc của họ. Ví dụ, quản lý A có thể cần hỗ trợ trong việc đánh giá rủi ro, trong khi quản lý B cần cải thiện khả năng đưa ra quyết định chuẩn xác.

5. Xây dựng giải pháp đào tạo

Thiết kế nội dung đào tạo:

  • Cần đặt ra câu hỏi: Những phần nào trong chương trình đào tạo sẽ giúp quản lý phát triển kỹ năng đưa ra quyết định?
  • Phương án giải quyết: 

Chương trình đào tạo: Xây dựng khóa học bao gồm các phần như lập kế hoạch chiến lược, đáng giá kết quả, thuận lợi và dự đoán, quản lý rủi ro.

Hoạt động thực hành: Đưa ra các bài tập tình huống thực tế để quản lý thực hành việc lập kế hoạch, giải quyết các tình huống mô phỏng dự án.

Tài liệu hỗ trợ: Cung cấp hướng dẫn chi tiết, biểu mẫu và công cụ giúp quản lý áp dụng kiến thức vào thực tế.

Tạm kết về 05 bước xác định vấn đề người học hiệu quả?

Việc nhận diện và phân tích vấn đề người học là nền tảng cho mọi hoạt động đào tạo. Khi đã nắm vững những kiến thức cơ bản này, bạn hoàn toàn có thể tự tin thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo hiệu quả. 

Để tìm hiểu sâu hơn về các ứng dụng và công cụ hỗ trợ cho việc xác định nhu cầu học tập, hãy tham gia chương trình Cafe & Learn miễn phí của chúng tôi với chủ đề: 

Learning Experience Design – Problem Centre

Thiết kế trải nghiệm học tập từ vấn đề trung tâm

Thời gian: 08:30 – 12:00, Thứ 7 ngày 28/09/2024

Địa điểm: DE NIGHT COFFEE, 462 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, Q3, TP.HCM

ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ

Nội dung thuộc Góc chia sẻ

Tags :

Share this :

Facebook
Twitter
LinkedIn

Bài viết liên quan

Picture of Phan Hũu Lộc
Phan Hũu Lộc

Trainer

Xin chào, tôi là Trainer Phan Hữu Lộc – Chuyên gia đào tạo quản lý hàng đầu Việt Nam. Tôi là tác giả của Train The Trainer 3+, UMM, Coaching Skills For Manager,…

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý, tôi cam kết cùng các doanh nghiệp xây dựng chiến lược vững chắc và bền vững.

Bài viết mới nhất

MỤC LỤC